Liên minh Mỹ - Nhật vạch 'chiến tuyến' với Trung Quốc

17/03/2021 07:19 GMT+7

Đó là nội dung nổi bật trong tuyên bố chung được đưa ra sau hội nghị 2+2 ngày 16.3, giữa Ngoại trưởng Antony J.Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd J.Austin của Mỹ với hai người đồng cấp Nhật Bản là Ngoại trưởng Toshimitsu Motegi và Bộ trưởng Nobuo Kishi.

Theo thông báo từ Bộ Ngoại giao Mỹ, trong chuyến công du Nhật Bản, Ngoại trưởng Blinken và Bộ trưởng Austin ngày 16.3 đã có cuộc gặp Thủ tướng chủ nhà Yoshihide Suga.

Chỉ trích mạnh mẽ nhằm vào Trung Quốc

Cùng ngày 16.3, ông Blinken và ông Austin đã có cuộc hội nghị 2+2 với hai bộ trưởng đồng cấp chủ nhà. Kết thúc hội nghị, hai bên đưa ra thông cáo chung nhấn mạnh liên minh Mỹ - Nhật vẫn dựa trên nền tảng vì hòa bình, an ninh và thịnh vượng của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (Indo-Pacific), cùng tăng cường năng lực quốc phòng và quan hệ liên minh.

Em gái của ông Kim Jong-un cảnh báo Mỹ

Bà Kim Yo-jong, em gái của nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un, hôm qua đe dọa hủy bỏ thỏa thuận duy trì hòa bình với Hàn Quốc và giải tán ủy ban đối thoại liên Triều, khi bà chỉ trích Hàn Quốc về việc tập trận chung với Mỹ, theo tờ Rodong Sinmun. Bà Kim Yo-jong còn cảnh báo chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden nên ngừng ngay các hoạt động thù địch đối với Triều Tiên, bao gồm việc tiếp tục tập trận với Hàn Quốc, nếu không muốn “bị khó ngủ” trong 4 năm tới.
Văn Khoa
Qua đó, Washington cũng nhấn mạnh cam kết bảo vệ Tokyo bằng toàn bộ sức mạnh quân sự, bao gồm cả sức mạnh hạt nhân. Hai bên thống nhất cùng nhau giải quyết các thách thức trong khu vực như đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu… thúc đẩy một Indo-Pacific tự do và rộng mở.
Đặc biệt, thông cáo nêu: “Mỹ và Nhật cho rằng Trung Quốc có hành vi không phù hợp với trật tự quốc tế hiện có, dẫn đến những thách thức về chính trị, kinh tế, quân sự và công nghệ đối với liên minh Mỹ - Nhật và cộng đồng quốc tế. Các bộ trưởng của Mỹ và Nhật cam kết phản đối hành vi ép buộc và gây hấn đối với các nước trong khu vực, làm suy yếu hệ thống quốc tế dựa trên luật lệ. Các bộ trưởng Mỹ và Nhật tái khẳng định sự ủng hộ đối với tự do thương mại và tôn trọng luật pháp quốc tế, bao gồm quyền tự do hàng hải và hàng không, cũng như các hình thức sử dụng biển hợp pháp khác. Mỹ - Nhật quan ngại nghiêm trọng về những diễn biến gây rối gần đây trong khu vực, chẳng hạn như luật hải cảnh mới của Trung Quốc”.
Không những vậy, hai bên thảo luận về việc Mỹ cam kết bảo vệ Nhật Bản theo hiệp ước an ninh chung và hiệp ước này có giá trị cả trong vấn đề quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Tokyo và Bắc Kinh đang tranh chấp. Thông cáo nêu: “Mỹ - Nhật phản đối bất cứ hành động đơn phương nào nhằm thay đổi hiện trạng hoặc phá hoại quyền quản lý của Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư”. Hai bên cũng nhấn mạnh tầm quan trọng đối với việc giữ vững hòa bình quanh eo biển Đài Loan.
“Các bộ trưởng của Mỹ và Nhật cũng phản đối các tuyên bố chủ quyền lẫn hoạt động hàng hải phi pháp mà Trung Quốc theo đuổi ở Biển Đông. Washington và Tokyo nhắc lại rằng phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế (PCA) năm 2016 về Biển Đông là phán quyết cuối cùng”. Ngoài ra, tuyên bố chung cũng đặt ra một số vấn đề khác ở khu vực như vấn đề hạt nhân ở bán đảo Triều Tiên.

Hội đàm bộ trưởng Mỹ - Nhật: Washington "sẽ đáp trả" nếu Trung Quốc cưỡng ép, gây hấn

Hợp lực chuyển hướng sang Bắc Kinh

Trả lời Thanh Niên, ông Carl O.Schuster (cựu Giám đốc bộ phận điều hành của Trung tâm tình báo hỗn hợp - Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của hải quân Mỹ và đang giảng dạy ở Đại học Hawaii về quan hệ quốc tế, lịch sử) nhận định: “Hai bộ trưởng Mỹ công du sang châu Á lần này để tái khẳng định cam kết của Washington đối với khu vực, cũng như lắng nghe ý kiến của các đồng minh về một số vấn đề như Trung Quốc hay bán đảo Triều Tiên”.

NATO kêu gọi đối phó Trung Quốc

London muốn đương đầu với Bắc Kinh
Tờ South China Morning Post hôm qua dẫn lời Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg kêu gọi Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) cải thiện mối quan hệ để đối phó sự trỗi dậy có tính gây hấn và đe dọa ngày càng tăng từ Trung Quốc. Do đó, ông kêu gọi NATO hợp tác với các đối tác châu Á - Thái Bình Dương để ngăn chặn Trung Quốc “bắt nạt các nước khắp thế giới”.
Ngoại trưởng Anh Dominic Raab hôm qua cho hay Anh buộc phải có cách tiếp cận riêng đối với Trung Quốc để duy trì các giá trị cốt lõi của mình, theo Reuters. Cùng ngày, Anh công bố tài liệu về chính sách ngoại giao và quốc phòng ưu tiên thời hậu Brexit, theo đó mở rộng ảnh hưởng của Anh tại Indo-Pacific và cũng vì thế đặt nước này vào tình thế đối đầu Trung Quốc tại khu vực. Anh xem đây là cách hồi sinh một trật tự quốc tế tuân thủ luật lệ, dựa trên nền tảng hợp tác và thương mại tự do tại trung tâm địa chính trị của thế giới.    
Khánh An - H.G
Theo ông Schuster, Mỹ đang cố gắng tăng cường hợp tác với châu Á và xác định, chia sẻ mối quan tâm chung.
Nhận xét về thông cáo chung trên khi trả lời Thanh Niên, TS Satoru Nagao (Viện Nghiên cứu Hudson, Mỹ) cho rằng: “Tuyên bố chung chỉ rõ chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden chọn lập trường cứng rắn hơn với Trung Quốc. Vì thế, diễn biến trong cuộc gặp giữa 2 phái đoàn ngoại giao Mỹ với Trung Quốc vào ngày 18.3 tới đây sẽ rất đáng chú ý”.
Theo TS Nagao, Washington đã dồn dập tiến hành nhiều động thái trong tháng 3 này như tổ chức Hội nghị thượng đỉnh của “ bộ tứ kim cương” (gồm Mỹ - Nhật Bản - Úc - Ấn Độ), rồi đến hội nghị 2+2 Mỹ - Nhật, sắp tới sẽ có hội đàm với Trung Quốc vào ngày 18.3 và sau đó một ngày thì Bộ trưởng Quốc phòng Austin thăm Ấn Độ. Rồi Anh thì vừa công bố đánh giá quốc phòng mới mà trong đó quyết định triển khai lực lượng đến Indo-Pacific. “Tất cả những động thái trên chỉ ra một điều rằng Mỹ và đồng minh đang cùng chuyển hướng sang Trung Quốc”, theo TS Nagao.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.