Liệu ông Donald Trump có thể mang việc làm về lại Mỹ?

13/11/2016 14:34 GMT+7

Tổng thống Mỹ vừa đắc cử Donald Trump từng hứa sẽ đem công ăn việc làm về lại Mỹ bằng cách cứng rắn hơn với hai nước Trung Quốc và Mexico. Song theo nhiều chuyên gia, đây sẽ là điều khó khăn.

Hãng tin CNN cho hay để hiện thực hóa lời hứa trên, ông Trump cho biết sẽ sử dụng thuế quan. Lý do là nếu ông khiến việc làm ăn tại Mexico và Trung Quốc trở nên đắt đỏ, ông có thể thuyết phục giới doanh nghiệp mang việc làm về lại các tiểu bang như Ohio, Michigan và Indiana.
Dù vậy, giới chuyên gia cho rằng thuế sẽ không đem việc làm về lại các bang chính đã giúp ông Trump đắc cử. Edward Alden, chuyên gia cấp cao thuộc Hội đồng Quan hệ Đối ngoại cho hay: “Những việc làm đó đã ra đi và không quay trở lại. Thuế sẽ không thay đổi tình hình. Thuế sẽ khiến mọi việc tệ hơn”.
Cố vấn kinh tế của tân tổng thống Mỹ, ông Peter Navarro, nhấn mạnh rằng thuế mang nhiều mối đe dọa hơn là lựa chọn đầu tiên về các cuộc đàm phán thương mại. Theo ông Navarro, thuế có thể được dùng như công cụ đàm phán với Mexico và Trung Quốc để đạt đến điều kiện thương mại tốt hơn. Nếu hai nước này không hợp tác như cách mà Đại lục đã từng, Trump cho hay ông sẽ áp dụng các loại thuế.
Cuộc chiến thương mại xảy ra khi các nước áp thuế lên nhau. Cả Trung Quốc và Mexico đều có nhiều khả năng chẳng chờ đợi để trả đũa bằng thuế hoặc áp dụng các biện pháp riêng cho Mỹ.
Tân tổng thống Mỹ có thể đơn phương áp đặt thuế lên Mexico và Trung Quốc. Ông ấy không cần sự ủng hộ của Quốc hội Mỹ, đặc biệt là với một số luật và trường hợp nhất định có cách hiểu rộng. Hiến pháp trao cho Quốc hội quyền áp thuế với các nước khác. Song một loạt quy chế được Quốc hội ban hành trong 100 năm qua đã trao cho tổng thống quyền sử dụng thuế quan theo quyết định của mình. Vì vậy nếu Trump tuyên bố chuyện việc làm mất đi là “tình trạng khẩn cấp quốc gia”, ông có thể tăng thuế cao như ý muốn.
“Chắc chắn ông ấy có thể. Ông ấy có quyền rất lớn. Ông ấy có thể áp thuế”, chuyên gia Gary Hufbauer thuộc Viện Peterson về Kinh tế quốc tế, nhận định. Song ông Hufbauer và một số chuyên gia thương mại cho rằng thuế sẽ chẳng mang công ăn việc làm về lại Mỹ.
Việc áp thuế sẽ khiến hàng hóa đắt đỏ hơn. Tất cả đồ dùng từ ô tô, quần áo đến hàng điện tử - những thứ chủ yếu được làm ở nước ngoài và các công ty không phải trả thuế để đem nó từ Trung Quốc hay Mexico về lại Mỹ - đều lên giá đáng kể.
Ngoài ra, thuế cao sẽ không đảm bảo được chuyện việc làm về lại Mỹ. “Nó sẽ khuyến khích các nhà nhập khẩu chuyển hướng sang Việt Nam, Hồng Kông, Malaysia. Thuế quan là loại vũ khí rất kém hiệu quả. Nó rất tốn kém, không làm tốt trong việc tái xây dựng ngành sản xuất”, nhà kinh tế thương mại Robert Scott, tại Viện Chính sách Kinh tế cho hay.
Những người ủng hộ Trump đưa ra quan điểm ngược lại. Jock Buta, người vận hành công ty Butech Bliss sản xuất thiết bị để chế biến thép và tuyển dụng 230 lao động ở bang Ohio, đã bầu cho ông Trump. Ông Buta nhận ra rủi ro của thuế quan và tin rằng tân tổng thống cần áp thuế cao với nhiều nước ngoài Trung Quốc và Mexico để việc làm “hồi hương”. Ông không cho rằng thuế sẽ khiến hàng hóa đắt hơn đối với người tiêu dùng quê nhà.
Cuộc chiến thương mại có khiến Buta lo lắng, song ông cho hay: “Tôi không biết liệu đó có là sự kết thúc của thế giới hay không. Tôi biết có những nguy cơ nghiêm trọng. Chúng ta phải sẵn sàng chấp nhận những rủi ro đó. Đây là điều chúng ta phải thực hiện nếu chúng ta muốn phát triển, duy trì việc làm trong nước”.
Giáo sư Alan Deardorff ở Đại học Michigan, người vừa tổ chức một sự kiện bàn về tương lai của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhận định: “Ông đã nói về việc làm những điều này và nó sẽ châm ngòi cuộc chiến thương mại. Chắc chắn, khả năng về cuộc chiến thương mại đã được đẩy cao”.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.