Lo bất ổn xã hội, Bắc Kinh 'đe' giới lãnh đạo địa phương

26/03/2016 17:25 GMT+7

Lo bất ổn xã hội trong bối cảnh kinh tế suy giảm, Trung Quốc dọa sẽ trừng phạt lãnh đạo địa phương nếu để tình trạng bạo loạn và bất ổn xảy ra ở địa phương mình quản lý.

Lo bất ổn xã hội trong bối cảnh kinh tế suy giảm, Trung Quốc dọa sẽ trừng phạt lãnh đạo địa phương nếu để tình trạng bạo loạn và bất ổn xảy ra ở địa phương mình quản lý.

Công nhân hầm mỏ Trung Quốc - Ảnh: ReutersCông nhân hầm mỏ Trung Quốc - Ảnh: Reuters
Lãnh đạo đảng và chính quyền các cấp phải chịu trách nhiệm nếu để hàng loạt sự cố an ninh xảy ra trên địa bàn, tờ Hoàn cầu thời báo cho hay hôm 25.3 khi trích dẫn một công văn phát hành trong tuần này.
Kinh tế Trung Quốc đang trong tình trạng suy giảm, khiến hàng triệu lao động dôi dư và đây có thể là nguyên nhân gây ra bất ổn xã hội, dẫn đến bất ổn chính trị tại Trung Quốc.
Trong trường hợp bất ổn xã hội, giới chức lãnh đạo sẽ bị khiển trách theo qui định, sẽ bị triệu tập để giải trình và buộc phải có giải pháp trong một thời hạn nhất định. Trong trường hợp nghiêm trọng lãnh đạo sẽ bị yêu cầu từ chức hoặc bị cách chức, theo Straits Times dẫn lại công văn.
Chỉ thị mới do Văn phòng Ủy ban trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc và Văn phòng Hội đồng nhà nước cùng ban hành cho biết trong trường hợp xấu nhất, giới chức lãnh đạo có thể bị truy tố hình sự.
"Sự suy giảm kinh tế và công nhân bị sa thải gia tăng, các vấn đề bất ổn có khả năng xảy ra trong giai đoạn nhạy cảm này", ông Zhang Xixiang, một giáo sư của trường đảng trumg ương nói với tờ Hoàn cầu thời báo.
"Chỉ thị mới sẽ buộc giới lãnh đạo đảng và chính quyền chủ động hơn trong việc giải quyết các xung đột xã hội và các vấn đề khúc mắc ngay từ khi mới manh nha”, ông Xixiang nói tiếp.
Bình luận của ông này được đưa ra một tuần sau khi hàng ngàn thợ mỏ từ một tập đoàn nhà nước diễu hành qua các đường phố Song Áp Sơn, tỉnh Hắc Long Giang để đòi nợ lương. Tiếp theo sau vụ này là công nhân thép ở tỉnh Cát Lâm và thợ mỏ ở tỉnh Thiểm Tây cũng biểu tình đòi tiền lương chưa thanh toán.
Dự đoán hàng triệu người bị sa thải từ các nhà máy than và thép sẽ được Trung Quốc đưa vào làm trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và dịch vụ công cộng, theo Reuters. Bắc Kinh dành ngân sách 100 triệu nhân dân tệ để tái bố trí và đào tạo lại công nhân trong các công ty nhà nước hơn hai năm.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.