Chúng tôi có mặt tại cơ sở nem chả sạch Quang Hậu (Q.Tân Phú, TP.HCM) lúc 4 giờ 30 sáng 22 tháng chạp. Thời tiết TPHCM những ngày cuối năm đẹp tựa mùa thu Hà Nội với không khí se lạnh, sương mù lảng bảng khiến người ta có cảm giác nhịp sống như chậm lại. Thậm chí ngay trong xưởng làm chả, nơi ngỡ tưởng sẽ ồn ào với tiếng chày, cối, giã... cũng yên tĩnh lại thường. Ở đây, thịt giã bằng máy chạy êm ru. Lò chả truyền thống Huế hoạt động hết sức yên ắng vì theo giải thích của chủ cơ sở nem chả Quang Hậu, ông Lê Quang Hậu, do tổ chức sản xuất truyền thống bán tự động nên cơ sở không cần thuê nhân công nhiều, chủ yếu trong gia đình. Bởi yêu cầu phải là người có hiểu biết về nghề chả truyền thống Huế nổi tiếng này.
Từ 2 giờ sáng mỗi ngày, cánh cổng cơ sở được mở khóa. Khoảng 30 phút sau, thịt heo, thịt bò đã được pha lóc, đưa từ nhà cung cấp thịt về xưởng để bắt đầu một ngày làm việc mới.
Ông Lê Quang Hậu - chủ cơ sở cho biết, nạc heo dẻo dùng để làm chả phải bảo đảm độ nóng vừa phải, lúc giã mới khiến các sợi thịt dẻo quyện vào nhau, giúp cây chả luộc chín bảo đảm độ dai, mịn, thơm |
NHẬT THỊNH |
Máy giã thịt được chính chủ nhân thiết kế, nhập khẩu phần máy chính từ Nhật về. Máy được cài đặt thời gian giã thịt chính xác đến phần mười giây |
NHẬT THỊNH |
Thịt xay xong được đưa ra cân lượng và gói |
NHẬT THỊNH |
NHẬT THỊNH |
Những phần thịt dẻo được đặt lên lá chuối xanh |
Các công đoạn phải được thực hiện liên tục, không ngơi nghỉ để bảo đảm độ ngon, tươi của cây chả |
NHẬT THỊNH |
Từ đây, những cây chả bò, chả Huế nóng hổi, thơm nức mùi hành, tiêu, thịt, lá chuối… lần lượt ra lò.
Chủ cơ sở cho biết, bản thân rời quê hương Huế từ ngày còn trẻ, cũng thành đạt bằng nhiều nghề từ xuất khẩu nông sản, kinh doanh vải may mặc... Thế nhưng, về sau, ông chọn khởi nghiệp bằng nghề làm chả truyền thống Huế tại TP.HCM |
NHẬT THỊNH |
Các vật đựng chả, sàn, bàn, bếp... tại cơ sở được lau chùi sạch sẽ hằng ngày |
NHẬT THỊNH |
Lý giải chọn nghề làm chả khá vất vả, ông Hậu cho rằng, có những lúc nghề chọn mình chứ không phải mình chọn nghề. Xuất phát từ việc xa quê, nhớ những món ăn truyền thống, đặc biệt món chả bò, chả heo Huế có vị riêng, nhưng mua ăn chưa bao giờ hài lòng cả. Cuối cùng, ông quyết định học và làm nghề này |
NHẬT THỊNH |
Ông Hậu nói: "Nghề làm chả nếu tại Huế có thể làm giàu được, nhưng tại TP.HCM thì rất khó. Lý do, nhu cầu cao, nhưng để làm được cây chả truyền thống sạch, không chất bảo quản, không chất tăng độ dai, không hàn the... là vấn đề lớn. Bởi rất khó bảo quản ở môi trường bình thường quá 1 buổi. Trong khi không ít người bán bánh mì có thể để chả ngoài trời cả ngày không thiu" |
NHẬT THỊNH |
Những cây chả bò được luộc vớt ra chờ ráo để hút chân không |
NHẬT THỊNH |
Đến 5 giờ 30 sáng, mẻ chả thứ nhất đã luộc chín |
NHẬT THỊNH |
Sau khi chả luộc xong, ráo nước, lần lượt được hút chân không để ngăn vi khuẩn xâm nhập. Đây cũng là công đoạn giúp cây chả không có chất bảo quản nhưng vẫn giữ được trong ngăn mát cả tuần.
Công đoạn đóng gói |
NHẬT THỊNH |
Tuy nhiên, năm nay, theo chủ cơ sở, khách mua chả ăn tết còn rất ít |
NHẬT THỊNH |
Ông nói, giá hoàn toàn không tăng, thậm chí có loại giảm, giao lẻ từng ký cũng giao, nhưng lượng khách đặt hàng còn yếu |
NHẬT THỊNH |
Tuy cơ sở sản xuất nhỏ, nhưng ông Hậu tự hào đã làm được những cây chả sạch cho người tiêu dùng và cho chính người thân gia đình dùng. Đáng lưu ý, từ vài năm qua, cơ sở trở thành nhà cung cấp chả sạch cho những người lính hải quân ở quần đảo Trường Sa |
NHẬT THỊNH |
Bình luận (0)