Lộ diện các sự cố đê điều qua cơn bão Yagi lịch sử

Lộ diện các sự cố đê điều qua cơn bão Yagi lịch sử

23/11/2024 09:37 GMT+7

Nhiều hạn chế trong công tác hộ đê, xử lý sự cố về đê điều trong đợt mưa lũ do bão số 3 (bão Yagi) được Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp điểm mặt tại Hội nghị chủ tịch UBND cấp huyện các tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt.

Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, cho biết trong đợt thiên tai do bão số 3 vừa qua, lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý kịp thời hơn 800 sự cố đê điều, giữ vững an toàn cho hệ thống đê, nhất là các tuyến đê từ cấp III đến cấp đặc biệt.

Lộ diện các sự cố đê điều qua cơn bão Yagi lịch sử

Tuy nhiên, mưa lũ đã bộc lộ những mặt tồn tại, hạn chế trong công tác hộ đê, xử lý sự cố như: công tác đánh giá hiện trạng, xác định trọng điểm đê điều xung yếu có nơi còn chưa sát với thực tế; công tác tuần tra canh gác ở một số địa phương còn lơ là.

Cạnh đó, kỹ năng, kinh nghiệm xử lý sự cố, hộ đê của lực lượng tham gia ứng phó còn hạn chế; công tác chỉ đạo, điều hành có lúc, có nơi còn bị động, lúng túng; tình trạng vi phạm lấn chiếm bãi sông làm giảm khả năng thoát lũ của sông xảy ra ở nhiều địa phương…

"Những tồn tại, hạn chế trên đều liên quan trực tiếp đến công tác quản lý đê điều, chỉ đạo ứng phó, hộ đê trên địa bàn của chủ tịch UBND cấp huyện", ông Hiệp chỉ ra và cho biết những địa phương thực hiện tốt chỉ đạo, cảnh báo về phòng, chống thiên tai của cơ quan chức năng sẽ giảm thiểu thiệt hại rất tốt.

Theo ông Hiệp, các địa phương cần tính toán lại mực nước báo động của các tuyến sông có đê; tính toán việc xử lý sự cố đê điều mang tính hệ thống; quan tâm đầu tư thỏa đáng đối với hệ thống đê điều.

Lộ diện các sự cố đê điều qua cơn bão Yagi lịch sử- Ảnh 1.

Đoạn đê vỡ 22 m trên sông Lô thời điểm mưa lũ do bão số 3

ẢNH: NGUYÊN QUANG

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT đề nghị người đứng đầu cấp huyện cùng các cơ quan chuyên môn của tỉnh, thành phố thực hiện đầy đủ trách nhiệm được giao theo quy định của luật Đê điều, luật Phòng, chống thiên tai và các văn bản chỉ đạo của cơ quan cấp trên.

Đồng thời, tập trung huy động các nguồn lực để sớm sửa chữa, khắc phục các sự cố, hư hỏng của đê điều do đợt lũ vừa qua (hoàn thành trước mùa lũ năm 2025); tổng kiểm tra, rà soát đánh giá hiện trạng công trình đê điều trên địa bàn, rà soát, cập nhật, bổ khuyết các vị trí xung yếu và phương án bảo vệ sát với thực tế; trong đó lưu phân công trách nhiệm cụ thể cho từng tổ chức, cá nhân...

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.