Lo ngại siêu khuẩn kháng thuốc tại VN: Kiểm soát nhiễm chéo

23/07/2019 10:07 GMT+7

Kết quả của một đề tài nghiên cứu khoa học do chuyên gia của Thụy Điển phối hợp với chuyên gia trong nước thực hiện tại VN về vi khuẩn kháng thuốc và nguy cơ nhiễm chéo trong Bệnh Viện (BV).

TS-BS Cao Hưng Thái, Phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho rằng thông tin về siêu khuẩn kháng thuốc (nói trên) có thể là kết quả của một đề tài nghiên cứu khoa học do chuyên gia của Thụy Điển phối hợp với chuyên gia trong nước thực hiện tại VN về vi khuẩn kháng thuốc và nguy cơ nhiễm chéo trong BV.
Khi chưa có nghiên cứu đó thì Bộ Y tế đã triển khai nhiều hoạt động, các quy định về chống nhiễm khuẩn BV để kiểm soát nhiễm chéo trong BV.
PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết: “Về nghiên cứu của tổ chức nước ngoài cảnh báo nguy cơ “dịch” lây lan vi khuẩn đường ruột kháng kháng sinh trong BV, chúng tôi đang cho kiểm tra lại để xác định được các BV nào là “tâm điểm”. Tuy nhiên, dù có hay không có khuyến cáo đó thì chống nhiễm khuẩn BV luôn được Bộ Y tế chú trọng và chỉ đạo các BV thực hiện nghiêm túc”.
Theo GS-TS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế, tại VN hầu hết các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện giám sát ca bệnh nhiễm khuẩn BV, giám sát tuân thủ vệ sinh tay, giám sát tuân thủ các quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn, vi sinh vật gây nhiễm khuẩn BV và kháng kháng sinh, từng bước chuẩn hóa công tác khử khuẩn, tiệt khuẩn, tăng cường vệ sinh BV.
Nhưng theo ông Tiến, công tác kiểm soát nhiễm khuẩn của VN hiện vẫn còn nhiều thách thức do nguồn lực cho kiểm soát nhiễm khuẩn còn hạn hẹp, cơ sở vật chất, trang thiết bị tại nhiều BV chưa được quan tâm đầu tư đúng quy định.
Các giải pháp TS-BS Nguyễn Phú Hương Lan đưa ra gồm: phòng ngừa trong BV (kê toa thuốc kháng sinh đúng, hợp lý; kiểm soát nhiễm khuẩn) và tăng cường truyền thông để sử dụng kháng sinh đúng tại cộng đồng. Người dân khi có bệnh cần đi khám để BS cho toa, không tự ý ra nhà thuốc mua kháng sinh, dùng thuốc đủ liều, đúng cách theo BS hướng dẫn. Nếu uống không đủ liều thì vi khuẩn có cơ hội kháng thuốc...
TS-BS Nguyễn Phú Hương Lan cho biết thêm, 3 năm qua, tại BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM đã triển khai kiểm soát kháng sinh bằng công nghệ thông tin, đồng thời xây dựng ứng dụng để hỗ trợ BS tham khảo khi kê toa kháng sinh cho bệnh nhân.
“Thực tế khiến vi khuẩn kháng kháng sinh ở cộng đồng còn có lý do sử dụng kháng sinh bừa bãi trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy hải sản... Nếu con người ăn phải những thực phẩm có kháng sinh tồn dư cao thì cơ thể cũng sẽ mang những vi khuẩn kháng các loại kháng sinh này”, TS-BS Hương Lan khuyến cáo.
BS Bạch Văn Cam, Chủ tịch Hội Hồi sức - cấp cứu TP.HCM, cho rằng cần truyền thông cho người bệnh bằng các kênh thông tin từ báo chí, bản tin ở các BV... về việc khi nào sử dụng kháng sinh, sự nguy hiểm kháng thuốc...
Các BS khuyến cáo: Hạn chế vào môi trường BV, cụ thể, hạn chế đi thăm bệnh đông, không để trẻ em vào BV, vì môi trường BV dễ làm lây nhiễm vi khuẩn, nhất là vi khuẩn kháng thuốc; khi đi thăm bệnh nhân ở BV về, cần rửa tay sạch sẽ.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.