Hiện nay trên mạng có thể loại Trò chuyện hư cấu (Chat fiction), một hình thức tiểu thuyết mới bao gồm các tin nhắn đối thoại để tạo thành truyện, tuy nhiên đây không phải là tiểu thuyết internet, một thể loại mà người Trung Quốc gọi là Võng lạc tiểu thuyết (網絡小說), còn thuật ngữ tiếng Anh là Web fiction hay Webnovel (tiểu thuyết mạng).
10 tiểu thuyết mạng hay nhất để đọc trên trang Tiểu thuyết |
dragneelclub.com |
Tác giả có thể xuất bản tiểu thuyết trên các trang mạng xã hội như Twitter hoặc Facebook |
unsplash.com |
Tiểu thuyết internet vẫn có đối thoại, hành động và cốt truyện, tuy nhiên không giống như sách điện tử chuyển tải toàn bộ nội dung một lần, loại tiểu thuyết này chủ yếu xuất bản từng đợt, đưa từng phần, từng chương lên mạng. Do đăng tải nhiều kỳ trên mạng nên thể loại này còn được gọi là tiểu thuyết mạng liên tải (web serial).
Tiểu thuyết internet là hình thức chính của văn học internet, do các nhà văn trên internet xuất bản. Thể loại này xuất hiện từ những ngày đầu của World Wide Web (Mạng lưới toàn cầu), bao gồm trang The Spot (hay thespot.com) cực kỳ nổi tiếng trong giai đoạn 1995 –1997. Trang mạng này chính là nơi đầu tiên chuyển tải truyện trực tuyến nhiều tập, thông qua nhật ký của các nhân vật và sự tương tác với khán giả. The Spot đã giành được một trong những Giải thưởng Webby danh giá trong thời kỳ đầu.
Kể từ năm 2008, tiểu thuyết internet đã trở nên phổ biến, nhiều người viết bắt đầu tạo nên những trang web riêng để đăng tiểu thuyết. Họ sử dụng các định dạng phương tiện truyền thông để làm tăng thêm hiệu ứng cho tác phẩm, bao gồm những thứ không thể có trên sách giấy, chẳng hạn như nhấp chuột vào bản đồ hoặc tiểu sử nhân vật để hiện lên thông tin, sắp xếp bài đăng theo thẻ và video.
Hầu hết các tác giả phải tự trả chi phí cho nhà mạng, bao gồm phí lưu trữ và quảng cáo (nếu có). Riêng các nền tảng blog thì miễn phí. Những máy chủ lưu trữ miễn phí như WordPress và Blogger đã tạo điều kiện cho nhiều tác giả hoạt động mà khỏi lo lắng về tài chính, cũng như những yêu cầu về kiến thức kỹ thuật. Dĩ nhiên máy chủ miễn phí thì ít tính linh hoạt hơn và thiếu khả năng mở rộng như máy chủ trả phí.
Trên internet có những trang hướng dẫn cách viết tiểu thuyết |
savannahgilbo.com |
Có thể xuất bản tiểu thuyết internet trên các trang mạng xã hội như Twitter hoặc Facebook. Người viết có thể sử dụng các hệ thống quản lý nội dung như Drupal, WordPress, LiveJournal hoặc Joomla để tải bài lên. Khi đăng ký một trang tích hợp nào đó, người viết có thể nhận thông tin cập nhật từ nguồn cấp dữ liệu RSS hoặc các phương tiện khác.
Người viết có thể tham gia vào những diễn đàn miễn phí như ProBoards hoặc Ezboard để đăng bài, những diễn đàn này có thể được tích hợp vào trang web chính của series web để tăng tương tác với cộng đồng.
Ở Việt Nam, sử dụng blog để tiếp cận độc giả là cách phổ biến. Nhiều tác giả đã tạo ra Tiểu thuyết blog để giới thiệu tác phẩm đến công chúng. Tuy viết blog là một hoạt động có quy mô nhỏ song cũng có thể tạo ra một số quan tâm từ giới phê bình văn học. Việc viết blog có thể trình bày dưới nhiều hình thức, từ nhật ký, truyện ngắn, cho đến một tiểu thuyết thật sự đăng nhiều kỳ.
Trong ngành công nghiệp tiểu thuyết trực tuyến, mức độ tôn trọng người sáng tạo thấp hơn nhiều so với ngành xuất bản thực. Trong việc ký kết hợp đồng chung, phần lớn các nhà văn có thể bị hạn chế đối với bản quyền tác phẩm của họ.
Sau khi đăng trực tuyến toàn bộ tiểu thuyết lên mạng, tác giả có thể sử dụng tác phẩm của mình để in thành sách giấy |
writers.com |
Hiện nay có nhiều trang mạng chuyên đăng tiểu thuyết trực tuyến của các tác giả, với cách trình bày tóm tắt nội dung từng tác phẩm, phân loại chủ đề và đánh giá mức độ quan tâm của người đọc. Có những trang tiếng Anh đặt nhan đề rất hấp dẫn, chẳng hạn như Top Web Fiction; Best Books to Read Online Ever hay GoodNovel - Web Novel, Fiction… Ở nước ta cũng hấp dẫn không kém: Top 10 nhà văn trẻ đình đám trên mạng xã hội Việt Nam hoặc nhẹ nhàng hơn: Tiểu thuyết online của tác giả Việt Nam…
Dĩ nhiên, sau khi đăng trực tuyến toàn bộ tiểu thuyết lên mạng, tác giả có thể sử dụng tác phẩm của mình để in thành sách giấy nếu không bị ràng buộc bản quyền với chủ quản trang mạng. (Còn tiếp)
Bình luận (0)