Theo ThS-BS-CKI Đặng Khoa Học (Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh), đó là biểu hiện của Hội chứng rối loạn dinh dưỡng, gọi tắt là loạn dưỡng, sau khi được điều trị chấn thương ở cổ chân. Nguyên nhân của tình trạng này là do biến chứng rối loạn cơ chế vận mạch thần kinh; do bất động lâu ngày ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu ở vùng bị chấn thương. Bên cạnh đó, nguyên nhân cũng có thể là do tập luyện không đúng cách, bao gồm tập quá sức hoặc không tập luyện. Ngoài ra, yếu tố tâm lý, lo lắng, khi chấn thương cũng có thể khiến người bệnh bị loạn dưỡng.
Sau bó bột điều trị chấn thương, người bệnh có nguy cơ bị loạn dưỡng do bất động quá lâu dẫn đến biến chứng rối loạn vận mạch thần kinh |
Ảnh: BVĐK Tâm Anh |
Khi bị loạn dưỡng, người bệnh sẽ có biểu hiện như: sưng đau cổ chân, mất cảm giác, rối loạn da và lông vùng cổ chân, teo cơ, cứng khớp... Người bệnh cũng có biểu hiện tăng canxi máu, loãng xương. Trong đó, sưng cổ chân, đau khi di chuyển như miêu tả của bạn là biểu hiện thường thấy của Hội chứng rối loạn dinh dưỡng.
Ở nhiều người, tình trạng sưng cổ chân này có thể kéo dài đến 3-4 tháng. Buổi sáng khi mới ngủ dậy thì giảm sưng, nhưng sau một ngày đi đứng, chân lại sưng lên nhiều. Các tổn thương khác do loạn dưỡng có thể kéo dài trong 4-6 tháng hoặc lâu hơn, nếu không có các biện pháp hỗ trợ.
Tình trạng sưng đau khớp cổ chân có thể kéo dài đến 3-4 tháng sau khi bó bột do nguyên nhân rối loạn dinh dưỡng |
Ảnh minh họa |
Trong trường hợp tình trạng loạn dưỡng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến chức năng của khớp như gây cứng khớp, hạn chế đi lại, lâu dần dễ dẫn đến loãng xương, thậm chí gãy xương bệnh lý cho người bệnh.
Để giảm các triệu chứng khó chịu này, bạn nên nằm kê cao chân bất kỳ khi nào có thể, băng ép nhẹ cẳng bàn chân hoặc mang vớ. Có thể kết hợp chườm đá sau mỗi ngày, nhất là khi đi lại nhiều.
Người bệnh nên chườm lạnh để giảm sưng đau khi đi lại nhiều |
Ảnh minh họa |
Nhằm xử lý triệt để tình trạng sưng đau và khôi phục khả năng vận động của chân, bác sĩ khuyên bạn nên đến bệnh viện có chuyên khoa Phục hồi chức năng. Tại đây, bác sĩ phục hồi chức năng sẽ hướng dẫn bạn bài tập thụ động và chủ động các cơ chi dưới, tập vận động chủ động các khớp, gồng cơ… để tăng cường lưu thông máu, khắc phục tình trạng loạn dưỡng.
Riêng về cảm giác tê bì do hội chứng loạn dưỡng, ngoài tập phục hồi chức năng, người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra lại, điều chỉnh thuốc nếu đúng chỉ định.
Bó bột là một trong những phương pháp kết hợp phổ biến và mang đến hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, nếu bác sĩ thao tác không chính xác và người bệnh không được phổ biến kiến thức chăm sóc, tập luyện đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, bao gồm loạn dưỡng, hoại tử, mất chi… ảnh hưởng đến khả năng vận động và chất lượng sống của người bệnh.
Kỹ thuật viên Phục hồi chức năng hướng dẫn người bệnh các bài tập thụ động và chủ động các cơ chi dưới sau điều trị chấn thương |
Ảnh: BVĐK Tâm Anh |
Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh cơ xương khớp kỹ thuật mới theo phác đồ tiên tiến hàng đầu thế giới. Với hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại, chuyên gia có thể phát hiện sớm các tổn thương và phẫu thuật điều trị thành công các bệnh lý cơ xương khớp… Hệ thống phòng khám khang trang, khu nội trú cao cấp, khu vực phục hồi chức năng hiện đại… cùng quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện… đã giúp bệnh nhân hồi phục, ổn định sức khỏe nhanh chóng.
Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống bệnh viện đa khoa Tâm Anh
- Hà Nội: 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên. Hotline: 1800 6858
- TP.HCM: 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình. Hotline: 0287 102 6789
Bình luận (0)