Loạn mobile “no name”

14/06/2009 22:53 GMT+7

Song hành cùng những tên tuổi lớn của ngành điện thoại di động (ĐTDĐ) thế giới như: Nokia, Samsung, Sony Ericsson... là những thương hiệu mà người ta gọi là “no name”. Số lượng thương hiệu “no name” đang ngày càng nhiều hơn, thế nhưng chưa có chỉ dấu nào thuyết phục được khách hàng về chất lượng của chúng.

Mẫu mã như hàng “xịn”

Trước kia, người ta chỉ cảnh báo về các dòng sản phẩm ĐTDĐ trôi nổi tại các cửa hàng nhỏ lẻ thì nay khách hàng còn dễ dàng nhận thấy những “họ hàng” của dòng hàng trôi nổi đang xuất hiện rất rộng rãi tại các hệ thống siêu thị ĐTDĐ.

Vì sao người ta gọi các thương hiệu ĐTDĐ mới xuất hiện ở các siêu thị ĐTDĐ có “họ hàng” với dòng hàng trôi nổi ngoài thị trường? Đó chính là vì chúng đều có mẫu mã nhái sản phẩm của các hãng nổi tiếng. Đặc biệt là nhái sản phẩm của Nokia. Không chỉ thế, tính năng, giá tiền chúng khá giống nhau và hầu hết đều có xuất xứ từ Trung Quốc. Cho nên, giới kinh doanh ĐTDĐ gọi chung chúng là thương hiệu “no name”, tức “không tên tuổi” dù chúng vẫn có thương hiệu. Không ít trong số đó chỉ bán tại thị trường Việt Nam.

Hãy mạnh dạn lên tiếng để bảo vệ quyền lợi của chính mình! Bạn đọc có thể gửi bài viết của mình về địa chỉ e-mail:
[email protected] hoặc địa chỉ 248 Cống Quỳnh, Q.1, TP.HCM để chia sẻ và đóng góp ý kiến. Bài viết hay sẽ được đăng trên Báo Thanh Niên. Cuối chương trình, 5 người tham gia có bài viết hay sẽ được tặng 5 điện thoại di động Nokia, trị giá mỗi điện thoại là 3 triệu đồng.

Gần như thiết kế của các sản phẩm thuộc dòng hàng “no name” đều có “chung ý tưởng thiết kế” của các hãng lớn và có khi là “sao y bản chính”. Các thương hiệu “no name” ấy đặc biệt ưa chuộng các thiết kế của Nokia. Mới đây, một thương hiệu “no name” từng hùng hồn tuyên bố về đẳng cấp công nghệ tiên tiến của mình đã không ngần ngại “copy” gần như nguyên mẫu model E71 và 8800 Arte của Nokia. Rồi thương hiệu ĐTDĐ mới toanh khác cũng tự hào “định vị” mình là sản phẩm cho “sao”, cũng ra mắt một model giống y hệt Nokia 7610 Super Nova.

Rõ ràng, việc không ngừng nhái mẫu mã thiết kế khiến cho nhiều người thắc mắc về năng lực thực sự của các thương hiệu này.

Mơ hồ về chất lượng

Trong thực tế, các sản phẩm “no name” không chỉ nhái mẫu, mà chúng còn không thể hiện được bất cứ đặc điểm kỹ thuật công nghệ nào mang tính sáng tạo riêng biệt. Ngay cả vật liệu làm vỏ máy cũng là loại nhựa giòn chứ không phải là loại nhựa dẻo cao cấp, các chi tiết góc cạnh thiếu sắc nét.

Thương hiệu “no name” nào cũng có chung những tính năng như nhau. Trong suốt hai năm qua, các thương hiệu này chẳng đem đến cho khách hàng được một tính năng nào mới. Quanh đi quẩn lại cũng chỉ: chụp hình, quay phim, nghe nhạc, hai sim hai sóng... Các tính năng mới hầu hết đều bắt nguồn từ các thương hiệu lớn.

Theo một số người am hiểu về thị trường ĐTDĐ thì đa phần các thương hiệu vô danh gần đây do giới kinh doanh ĐTDĐ Việt Nam thực hiện. Các đơn vị này sang đặt hàng tại các nhà máy sản xuất theo dạng OEM tại Trung Quốc.

Các nhà sản xuất OEM (Original Equipment Manufacturer) có thể tạm dịch là “nhà sản xuất thiết bị gốc”. Đây là những nhà máy chuyên sản xuất ra các sản phẩm dạng “thô” chưa có tên tuổi. Các đối tác có thể đặt mua, đặt thương hiệu rồi đóng hộp bán ra thị trường. Vì đặt hàng theo các sản phẩm đã hoàn thiện dạng “thô”, nên các nhà kinh doanh hàng “no name” chỉ được chọn các mẫu với các tính năng sẵn có. Chất lượng thì chỉ được test thử qua vài sản phẩm mẫu. Khi một thương hiệu ra đời mà không có bất cứ một hệ thống sản xuất hay bộ phận nghiên cứu nào cho riêng mình, thiết kế nhái mẫu mã... Thì nó khó đảm bảo một chất lượng đúng mức.

Cụ thể hơn, theo một số người am hiểu thì các thương hiệu “no name” thường có chung những biểu hiện sau: mẫu mã nhái gần giống sản phẩm của các thương hiệu lớn; âm lượng nghe nhạc to nhưng rè; màn hình độ phân giải kém; âm cuộc gọi thường bị vọng gây chói tai nên khó nghe; thường tập trung tất cả các cổng giao tiếp (sạc, tai nghe, cổng cáp) vào một jack và thiết kế theo dạng ổ cắm USB nhỏ, vì làm thế sẽ lợi về chi phí (nhưng thiết bị dễ hỏng vì quá nhiều loại truyền dẫn trên đó); thường không có dấu chứng nhận chất lượng uy tín như CE (là một tiêu chuẩn chất lượng của Liên minh châu u); tem in imei in sơ sài bằng loại giấy mỏng và chỉ ghi đời máy cùng số imei, còn hàng có thương hiệu thường để chi tiết đời máy, imei, nhóm sản phẩm và nhiều thông tin khác, được in trên loại giấy tráng kim loại khá dày.

Hồng Minh

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.