Logistics Việt Nam rớt 4 hạng so với năm 2018

29/06/2023 16:36 GMT+7

Là thông tin được đưa ra tại hội thảo “Logistics xanh, từ xu hướng đến thực tiễn và vai trò trong sản xuất - xuất khẩu thực phẩm”, được tổ chức trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế ngành lương thực thực phẩm TP.HCM (HCMC FOODEX 2023), diễn ra từ 28 - 30.6.

TS Tôn Thất Tú, chuyên gia tư vấn quốc tế về giao thông vận tải cho biết: Ngân hàng Thế giới (WB) sử dụng chỉ số LPI (Logistics Performance Index) để đánh giá năng lực logistics theo 6 tiêu chí: thông quan, hạ tầng, giao hàng, năng lực, thời gian và truy xuất. Theo nguồn dữ liệu được thu thập từ 139 quốc gia, năm 2018 Việt Nam xếp hạng 39 và đến năm 2023 là 43. Rớt hạng này là do tác động kéo xuống của 3 tiêu chí quan trọng là năng lực logistics, thời gian giao hàng và truy xuất. Cùng rớt hạng như Việt Nam ở châu Á còn có Nhật Bản, Thái Lan, Indonesia, Campuchia và Lào. Ở nhóm thăng hạng gồm Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Philippines.

Logistics Việt Nam rớt 4 hạng so với năm 2018 - Ảnh 1.

Ngành logistics Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế

CHÍ NHÂN

Cũng theo TS Tú, những hạn chế cơ bản của ngành logistics Việt Nam là về hạ tầng, kho bãi, nhân lực và hệ thống công nghệ thông tin. Để giải quyết những hạn chế trong khả năng logistics của Việt Nam sẽ đòi hỏi đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đào tạo và phát triển lao động có kỹ năng, áp dụng các công nghệ mới. Theo đó, Chính phủ có thể đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng logistics hoặc các doanh nghiệp tư nhân có thể xây dựng các cơ sở kho bãi mới. Các nhà cung cấp dịch vụ logistics có thể đầu tư vào các chương trình đào tạo cho nhân viên của mình hoặc triển khai các công nghệ mới như tự động hóa kho bãi hoặc hệ thống quản lý vận tải. Bằng cách giải quyết những hạn chế này, các nhà cung cấp dịch vụ logistics tại Việt Nam có thể cải thiện hiệu quả và tính cạnh tranh của mình, điều này sẽ có lợi cho ngành logistics nói chung.

Bất lợi từ chi phí logistics cao

Theo các chuyên gia, bên cạnh các vấn đề trên, Việt Nam cần phải giải quyết các rào cản về mặt thủ tục hành chính. Cụ thể, Chính phủ có thể đơn giản hóa thủ tục hải quan và yêu cầu cấp phép, làm việc để tăng cơ hội tiếp cận các thị trường nước ngoài và tạo ra các quy định nhất quán hơn trên toàn quốc. Hơn nữa, cần áp dụng cách tiếp cận thân thiện hơn với doanh nghiệp, cải thiện cơ sở hạ tầng và tài nguyên; thúc đẩy sự hợp tác giữa chính phủ và các doanh nghiệp tư nhân, tạo ra một môi trường thuận lợi hơn cho các nhà cung cấp dịch vụ logistics, đồng thời thu hút nhiều đầu tư hơn, hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế và nâng cao sức cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường toàn cầu.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.