Theo đông y, gừng tươi (sinh khương) có vị cay, tính ấm, tác dụng tán phong hàn, làm ấm tỳ vị, tiêu đàm, cầm nôn mửa, lợi thủy, giải độc. Gừng thường được dùng làm thuốc chữa cảm mạo phong hàn (cảm lạnh), lạnh bụng, ăn uống không tiêu, nôn mửa, ho có đàm, giải độc cua, cá, thịt…
tin liên quan
Những thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thưNgoài ra, gừng tươi giã nhỏ có thể đắp chữa tụ huyết do chấn thương, đau tức. Hoặc gừng ngâm với rượu để xoa bóp tay chân nhức mỏi, đau nhức khi trời lạnh.
Gừng khô (đã bào chế) có vị cay, đắng, tính đại nhiệt, có tác dụng ôn trung, tán hàn, thông mạch, chữa thổ tả, đau bụng, chân tay lạnh, mạch nhỏ, phong, hàn.
Những năm gần đây, các nghiên cứu dược lý đã phát hiện ra một số tác dụng đặc biệt của củ gừng, như: Hiệu quả trong chữa trị chứng nôn nao sau phẫu thuật hoặc gây mê, điều trị ung thư bằng hóa trị liệu, hoặc bị say sóng, tàu xe; giúp phụ nữ mang thai giảm buồn nôn khó chịu trong thời kỳ nghén.
Gừng còn có tác dụng làm giảm mỡ trong máu, hạ huyết áp, đặc biệt là nó có thể phòng ngừa chứng huyết khối và chữa trị bệnh tắc nghẽn cơ tim.
Khi bị lạnh, dùng gừng giúp làm ấm, hưng phấn. Gừng làm giãn mạch, tăng tiết mồ hôi, nên khi bị sốt, dùng gừng giúp hạ nhiệt.
Các loại tinh dầu thơm trong gừng có tác dụng chống lão suy, phòng ngừa bệnh sỏi mật, chống ô xy hóa, ức chế hình thành các chất gây viêm, làm tiêu viêm, giảm đau và diệt khuẩn.
tin liên quan
Ăn vặt ngày tết không thể thiếu hạnh nhânTrong ẩm thực, có thể ăn tới 30 g gừng tươi một lần mà không có hại cho sức khoẻ.
Tuy nhiên, cần chú ý, những người sắp phẫu thuật, hoặc mới vừa phẫu thuật, những người đang bị chảy máu, bị cảm nắng, không nên dùng gừng.
Cũng không dùng gừng vào buổi đêm, vào mùa thu. Vào tháng 8, tháng 9, nếu ăn gừng thì sang xuân sẽ dễ bị đau mắt, yếu gân, giảm sức khỏe.
Chế biến một số bài thuốc từ gừng
- Trước khi lên tàu xe (khoảng 30 phút) nếu nhai một củ gừng bằng ngón tay cái với ít muối, sẽ giúp chống say tàu xe suốt cuộc hành trình.
- Khương lộ: Tức là nấu củ gừng cho chín rồi đem phơi sương. Khương lộ có vị cay, tính nóng, dùng chữa các chứng trúng hàn, trợ tiêu hoá, giải độc sương móc vùng lam sơn chướng khí, trừ được đàm.
- Thán khương: Tức gừng khô đem sao đến khi mặt ngoài cháy đen, trong còn màu vàng thẫm, dùng làm thuốc cầm máu khi bị xuất huyết, tay chân lạnh, truỵ mạch.
- Ổi khương: Tức là gừng tươi đem nướng, gừng lùi (ổi có nghĩa là nướng). Bóc bỏ vỏ cháy ở ngoài, cắt lát mỏng hoặc giã lấy nước, dùng chữa đau bụng lạnh, trúng thức ăn lạnh, nôn mửa nhiều, sợ gió lạnh.
- Tiêu khương: Là củ gừng sao vừa cháy sém vỏ ngoài, dùng chữa đau bụng lạnh, cầm máu.
Bình luận (0)