Các chuyên gia nói gì?
Các chuyên gia cho rằng nhiệt độ giảm đột ngột từ nóng sang lạnh có thể gây hại cho cơ thể, nhất là những người mắc các bệnh mạn tính liên quan đến lạnh.
Sự thay đổi đột ngột và cực đoan giữa nhiệt độ trong phòng máy lạnh và ngoài nắng nóng có thể gây hại cho cơ thể. Nó khiến cơ thể căng thẳng vì buộc phải tự điều chỉnh từ quá nóng sang quá lạnh, theo tờ Times Of India.
Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột này có thể làm khô da, màng nhầy và mắt. Nhiều người bị ngứa mắt và hắt hơi ngay khi đến văn phòng, nguyên nhân có thể là do sự thay đổi nhiệt độ giữa trong phòng máy lạnh và bên ngoài. Điều này thậm chí có thể gây nhiễm trùng mắt, đường hô hấp và co thắt cơ.
Các vấn đề khác có thể xảy ra do nhiệt độ giảm hoặc tăng đột ngột là sổ mũi, lên cơn hen suyễn, đau cơ, viêm xoang, cúm, cảm lạnh, đau họng, đau dữ dội và đau nhức cơ bắp.
Từ trong phòng máy lạnh bước ra ngoài cũng vậy, nếu nhiệt độ bên ngoài quá nóng, nên tắt điều hòa một lúc trước khi bước ra ngoài, theo Times Of India.
Bác sĩ Suranjit Chatterjee, Bệnh viện Apollo (Ấn Độ), cho biết cơ thể cần thời gian để thích nghi khi chuyển từ nhiệt độ cực nóng đến cực lạnh hoặc ngược lại.
Khi thay đổi nhiệt độ quá đột ngột, các mạch máu sẽ bị ảnh hưởng. Tiến sĩ Chatterjee cho biết thay đổi nhiệt độ đột ngột ảnh hưởng đến nhiệt độ của mạch máu từ đó cũng ảnh hưởng đến tim.
Nên thay đổi nhiệt độ từ từ để tránh ảnh hưởng đến hệ thống cơ thể. Thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và đó là lý do tại sao mọi người thường bị bệnh hoặc bị nhiễm virus khi thời tiết thay đổi đột ngột.
Tiến sĩ Romil Tikku, Bệnh viện Max (Ấn Độ), nói rằng thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể gây khó chịu cực độ cho những người có vấn đề về hô hấp. Bệnh nhân hen suyễn, viêm xoang và các vấn đề hô hấp khác có thể mắc bệnh cấp tính. Các biến cố về tim ở người mắc bệnh tim cũng có thể xảy ra.
Tiến sĩ Bác sĩ Tarun Sahni, Bệnh viện Apollo, cho biết nếu thay đổi nhiệt độ đột ngột, phản xạ tự nhiên của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến lớp bảo vệ của não bị cản trở. Từ đó, nguy cơ nhiễm virus và dị ứng cũng tăng lên.
Ngồi lâu trong phòng máy lạnh có thể khiến bạn không chịu được nhiệt khi ra ngoài. Điều này có thể dễ làm bạn kiệt sức khi tiếp xúc với nhiệt độ bên ngoài, có thể gây chóng mặt, mệt mỏi, nhức đầu, khó thở thậm chí sốc nhiệt.
Nên làm sao?
Không chuyển đột ngột từ quá nóng sang quá lạnh hoặc từ quá lạnh sang quá nóng.
Nếu từ trong phòng máy lạnh cần ra ngoài, hãy tắt điều hòa một lúc để cơ thể quen dần với cái nóng bên ngoài.
Và khi từ bên ngoài đi vào, đừng bật điều hòa ngay lập tức mà hãy chuyển sang sử dụng quạt để làm mát dần rồi hãy bật máy lạnh, theo Times Of India.
Bình luận (0)