Tự động phát
Ông Piet Paesmans cho biết: "Các bài nhạc nhảy vui nhộn có ảnh hưởng lớn nhất. Chúng thực sự bắt đầu vẫy đuôi và khi chúng thực sự phấn khích, chúng thậm chí còn bắt đầu nhảy xung quanh và nô đùa".
Ông Paesmans cho biết lần đầu tiên ông nhận ra mối liên hệ giữa những con lợn và âm nhạc là trong một buổi phối giống cho lợn.
Ông Piet Paesmans chăm sóc đàn lợn ở Nieuwerkerken, Limburg, Bỉ |
reuters |
"Đã mất quá nhiều thời gian, những con lợn quá thụ động. Sau đó, con trai tôi lúc ấy khoảng 10 tuổi, bắt đầu hát một bài hát. Đột nhiên tôi thấy tai của chúng bắt đầu dựng lên và đuôi thì bắt đầu vẫy. Sau đó tôi nghĩ 'Không nên bỏ qua cách này, chúng tôi cũng nên thử với những con lợn khác'", ông kể lại.
Kể từ đó, người chủ trang trại đã tạo danh sách bài hát cho những thời điểm khác nhau trong ngày, phát nhạc tràn đầy năng lượng khi ông muốn những con lợn hoạt động, còn cuối ngày thi nghe hát ru.
"Nhạc rock thì quá mạnh, chúng không thích đâu. Loại nhạc đó thậm chí con khiến chúng căng thẳng và có ảnh hưởng tiêu cực tới chúng. Phát loại nhạc nào cho chúng nghe cũng là điều quan trọng".
Người nông dân đã kể những điều này cho một nhóm các nhà nghiên cứu, những người hiện đã kêu gọi được khoảng 77 nghìn USD (khoảng 1,8 tỉ đồng) từ một quỹ của EU và vùng Flanders (Bỉ) cho nghiên cứu này.
Điều phối viên dự án Sander Palmans cho biết không có nhiều thông tin về phản ứng cụ thể của lợn đối với âm nhạc, nhưng có bằng chứng mạnh mẽ cho thấy âm thanh có ảnh hưởng đến động vật nói chung.
"Không nghi ngờ gì về tác động của tiếng ồn cụ thể đối với động vật. Vì vậy, thực sự có khả năng âm nhạc có thể tạo ra cùng một phản ứng", ông Palmans nói.
Ông cũng cho biết một số âm thanh nhất định có thể giúp giảm bớt sự buồn chán có liên quan đến căng thẳng.
Ông Palmans cho biết: "Để giảm bớt căng thẳng hoặc bớt buồn chán cho lợn, chúng tôi cũng cố gắng làm cho chuồng lợn sống động hơn, đặt thêm rơm, dây hoặc những đồ vật khác. Và ông Piet cũng có suy nghĩ tương tự như vậy, rằng âm nhạc có thể làm phong phú cuộc sống động vật, giảm bớt căng thẳng cho chúng".
Kết quả của nghiên cứu sẽ được công bố cuối năm nay.
Ông Paesmans hy vọng những phát hiện trên có thể đóng góp cho ngành công nghiệp thịt lợn, vì tâm trạng của động vật cũng có thể ảnh hưởng dến chất lượng thịt.
Ông Piet Paesmans cho biết: "Căng thẳng là không tốt, nó gây ra hành vi hung hăng. Chúng cũng bắt đầu hoạt động kém hơn. Bạn có thể so sánh nó với một vận động viên hàng đầu. Một vận động viên hàng đầu cần phải hoàn toàn khỏe mạnh về thể chất cũng như tinh thần. Và khi mổ thịt những con bị căng thẳng, chúng ta có thể thấy chất lượng thịt của chúng khác với lợn không bị căng thẳng. Điều đó thực sự quan trọng đối với chất lượng của thịt".
Bình luận (0)