Lông ngựa sẽ bảo vệ loài tê giác như thế nào?

09/11/2019 08:00 GMT+7

Sừng giả có độ tinh xảo đến mức khó phân biệt với sừng thật, nhằm đưa ra thị trường khiến người tiêu dùng khó phân biệt và giảm mua để bảo vệ loài tê giác.

Đài CNN ngày 8.11 đưa tin các nhà nghiên cứu tại Đại học Oxford (Mỹ) vừa chế tạo được sừng tê giác giả bằng lông ngựa bằng cách dán chúng lại theo một ma trận để tạo nên cấu trúc giống hệt sừng thật.
Nghiên cứu nhằm bảo vệ loài tê giác vốn bị săn lấy sừng vì nhiều người quan niệm sai lầm rằng chúng có thể “chữa được bách bệnh”.
Nạn săn trộm và mất nơi cư trú khiến nhiều quần thể tê giác trên thế giới giảm mạnh. Theo tổ chức bảo tổn Save the Rhino, có đến 892 con bị giết tại châu Phi vào năm ngoái.
Theo tổ chức WWF, ước tính trên thế giới chỉ còn 20.000 con tê giác trắng, 5.000 con tê giác đen và 3.500 con tê giác 1 sừng còn sống. Trong khi đó, thế giới chỉ còn chưa đến 80 con tê giác Sumatra và 68 con tê giác Java.

[VIDEO] Tiêm chất độc vào sừng tê giác ảnh hưởng gì đến người sử dụng?

Việc buôn bán sừng tê bị cấm từ năm 1977 trên quy mô quốc tế nhưng một số nước có quy định riêng cho phép hoặc cấm bán trong nước.
Theo nghiên cứu công bố ngày 8.11, các chuyên gia cho biết sừng giả do họ chế tạo nhìn và sờ giống hệt sừng thật. Họ hy vọng sẽ tạo nên hàng giả tràn ngập thị trường khiến người mua khó phân biệt và giảm nhu cầu.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.