tin liên quan
Lớp học tâm lý miễn phí của nữ cascadeurCũng đông đúc như các ngày học võ miễn phí, nhưng không khí lớp học thuộc câu lạc bộ tự vệ Phi Ngọc Ánh tại Trung tâm thể dục thể thao Rạch Miễu (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) tối 4.5 lại khác hẳn.
Hết lòng vì con chữ
Ông Tám (tên thật là Trần Văn Anh, 57 tuổi) hiện đang là phó ban điều hành khu phố 2, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức.
Năm 2015, ông Tám nhận thấy ở địa phương có nhiều gia đình từ nơi xa đến sinh sống, số lượng trẻ em không có điều kiện đến trường càng đông. Tận dụng chốt dân phòng nằm trong con hẻm nhỏ, ông Tám đã quyết định làm lớp học tình thường mang tên "chắp cánh ước mơ".
|
Theo lời ông Tám kể, lớp học tình thương ban đầu mở ra chỉ vỏn vẹn 10m2, bàn ghế thiếu trước hụt sau. Ngày dạy đầu tiên chỉ có 11 em đến học, ông Tám phải đi vận động từng nhà đưa con em mình đến lớp. "Ban đầu, mở lớp ra cũng sợ không có ai đến học, phải đi vận động từng nhà để bằng mọi cách đưa con em đến học để biết chữ cho bằng với người ta. Gia đình nào mà không có thời gian đưa đón con đến lớp, tôi sẽ đưa đón giúp, vậy là họ đồng ý liền", ông Tám nhớ lại.
Để đảm bảo tốt cho việc giảng dạy, ông Tám cùng với các thành viên của chi đoàn khu phố 2, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức thay phiên nhau đứng lớp. Hôm nào, các bạn bận việc thì ông Tám tranh thủ thu xếp mọi chuyện để dạy tụi nhỏ học.
"Việc dạy học cho các em ban đầu cũng gặp nhiều khó khăn vì phải tập cho các em thích nghi với môi trường mới. Lớp học tình thương không chỉ giảng dạy cho các em biết chữ mà còn dạy cho các em về kiến thức đạo đức, kĩ năng thực hành xã hội nên bây giờ các em rất ngoan ngoãn, lễ phép, đi thưa về trình", bạn Trương Huy Mân (bí thư chi đoàn khu phố 2) chia sẻ.
Sau gần 3 năm, lớp học của ông Tám có hơn 40 em theo học. Các em nhỏ đến lớp chỉ với bộ quần áo thường ngày, có đứa mình mẩy lấm lem vì chạy giỡn. Tụi nhỏ chuyền tay nhau quyển sách để chép bài, chia nhau từng cục kẹo, gói bánh,… nhưng lúc nào trong lớp học, tiếng nói tiếng cười cũng rôm rả.
tin liên quan
Những đứa trẻ 'may mà được đi học' khi theo cha mẹ lên TP.HCM mưu sinhHơn 200 em có độ tuổi từ 6 - 14 theo cha mẹ từ tỉnh lẻ lên TP.HCM không được theo học tại các trường chính quy đã được các cô tại Trung tâm phát huy Bình An (Q.8, TP.HCM) mở lớp vận động đi học.
Ông Tám giảng dạy cho lũ trò nhỏ của mình, ông xưng là "tui" gọi tụi nhỏ là "bạn", nhắc nhở ân cần lắm. Mấy đứa học trò còn nhỏ ham chơi, hôm nào ngồi học cũng không yên cứ lén lút nói chuyện, đùa giỡn. Ông Tám hết giảng bài đứa này lại quay sang nhắc nhở đứa kia. "Mấy bạn kia đừng nói chuyện nữa nha, không tui giận đó", "Tui đưa viết, đồ chuốt bút chì cho xài ráng giữ kĩ nha, chứ ở đâu mà tui cho bạn hoài". Ông Tám tỏ vẻ nghiêm khắc nhắc nhở mấy đứa nhỏ nhưng tụi nó cứ cười tít mắt có vẻ không sợ vì biết ông Tám thương tụi nó lắm.
Để chi trả phí sinh hoạt hằng tháng, ngoài sự hỗ trợ của các nhà tài trợ, ông Tám còn lấy tiền lương hằng tháng của mình để trang trải. Ông Tám tích góp tiền giao nước của mình để mua đồ dùng học tập cho tụi nhỏ. "Chở một bình nước tôi lời có 2.000 đồng thôi rồi để dành tiền đó mua dụng cụ học tập, chứ tụi nhỏ xài hao dữ lắm", ông Tám nói rồi cười hiền hậu.
tin liên quan
Ông bố gây ‘bão mạng’ khi đến lớp kèm cặp con trai quậy pháBực mình về việc con trai quậy phá trong lớp, một ông bố ở Mỹ đã đến lớp học ngồi cạnh con để giám sát.
Sợ con quên hết chữ
Tầm 5 giờ chiều, chị Huỳnh Thị Mỹ Nhung (quê ở Ngã Năm, Sóc Trăng) đã đưa bé Dĩ (12 tuổi) đến lớp học. Chị đưa mắt nhìn con trai đang chơi đùa với bạn trong lớp rồi quay sang trò chuyện với chúng tôi. Cả gia đình của chị ở quê lên Sài Gòn kiếm sống cũng được hơn 8 tháng nay. Hai vợ chồng chị bán rau ở chợ, chắt chiu dành dụm sống qua ngày, cuộc sống cũng tạm ổn chứ không dư dả mấy.
Chị cũng muốn cho con đi học như bạn bè cùng trang lứa, nhưng ở thành phố chi phí đắt đỏ, chị còn phải bận chăm con nhỏ. Cả nhà gồng gánh cũng không đủ tiền cho con đi học.
"Nghe hàng xóm nói ở đây có chỗ dạy học miễn phí chị mừng lắm, dắt con ra học liền. Cho con đi học chứ không thì nó quên hết chữ", nói xong chị dặn dò con trai ở lại học rồi bế đứa con nhỏ hối hả về nhà để kịp chuẩn bị bữa cơm chiều.
tin liên quan
Người thầy co rút chân tay 30 năm dạy miễn phí cho học trò nghèoDù bị tật nguyền nhưng ông Lê Quốc Hưng (52 tuổi, ở thôn Tuân Lễ, xã Phước Hiệp, H.Tuy Phước, Bình Định) vẫn miệt mài dạy chữ, dạy toán... cho các thế hệ học sinh nghèo ở địa phương.
Phải nghỉ học từ năm lớp 3, bé Dĩ (12 tuổi) con chị Nhung ngày đầu đi học gần như không nhớ rõ kiến thức. Trong bộ quần áo cũ, lấm lem vì đùa ngịch, bé Dĩ vẫn vô tư lật từng trang vở ôn lại bài, giờ đây em đã đọc trôi chảy và làm toán thành thạo.
Với những gia đình phải xa quê mưu sinh kiếm sống, họ cũng muốn cho con được đi học để biết chữ, sau này không thua thiệt ai. Nhưng hằng ngày, cha mẹ phải đi làm từ sáng đến tối, nghĩ đến các khoản chi tiêu đã thấy nhọc lòng huống chi nghĩ đến chuyện cho con đi học.
Học hết lớp 6, em Nguyễn Thị Thanh Thảo (12 tuổi, quê ở An Giang) phải khăn gói theo ba mẹ lên thành phố mưu sinh. Thảo lanh lẹ, thông minh nên học rất nhanh, khi hỏi ước mơ của Thảo là gì, em chỉ vô tư trả lời: "Em học cho biết chữ, rồi sau này lớn lên em theo chị 3 đi làm công nhân kiếm tiền".
Lớp học tình thương như một ngôi trường thu nhỏ cho những đứa trẻ tha phương phải xa quê, xa trường được đến lớp, học tập vui chơi, san sẻ niềm yêu thương với nhau. Ở chốn thành thị xa hoa nhưng tấm lòng con người đối với nhau lúc nào cũng đong đầy.
"Tụi nhỏ là dân nhập cư, ba mẹ đi làm ở đâu thì ở đó. Có nhà theo làm công trình xong là đi chỗ khác làm. Lớp học có lúc đang đông đúc, thì mấy đứa nhỏ phải đi theo gia đình nên vắng lắm nhưng vài hôm lại có mấy em khác đến học nên đông lại. Ban đầu tôi cũng sợ tụi nhỏ đi hết, nhưng dạy cho mấy đứa biết chữ, ra đời không thua thiệt ai là bản thân mình thấy vui rồi", ông Tám trải lòng.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
tin liên quan
Ấm áp tình thương trong ngôi nhà bán trúNhóm Thiện nguyện Sài Gòn phối hợp Hội LHTN VN tỉnh Nghệ An vừa bàn giao ngôi nhà bán trú cho học sinh Trường tiểu học Na Ngoi 1 (H.Kỳ Sơn, Nghệ An), giúp hàng chục học sinh miền núi nghèo khó có nơi trú ngụ để học hành.
Bình luận (0)