Có điều là sau khi truyền đạt xong toàn bộ nội dung chương trình của thầy, người dịch thì rơm rớm, còn phụ huynh xúc động cực kỳ. Chỉ là môn tiếng Anh thôi mà, chương trình học có gì ghê gớm dữ dội vậy?
Tôi đã xin phép thầy để được chia sẻ nội dung mà cá nhân tôi cho là hữu ích để tất cả chúng ta có thể giáo dục cho con cái mình, và thực sự hữu ích cho cả bản thân các bậc làm cha mẹ.
|
Một trong số nội dung giảng dạy mà hôm ấy thầy chia sẻ là “6 cấp độ phát triển về đạo đức”:
- Cấp độ 1: CON KHÔNG MUỐN GẶP PHIỀN PHỨC.
Đa số học sinh đều được dạy để trở thành người nghĩ theo cấp độ 1, chẳng hạn: Con phải làm bài tập về nhà, nếu không thì ba mẹ sẽ abcxyz@&#$... Con phải ăn nếu không thì... “lãnh đủ”...
- Cấp độ 2: CON MUỐN ĐƯỢC THƯỞNG. Ví dụ: Con làm bài tập về nhà và cố đạt điểm cao ở trường vì con được ba mẹ hứa thưởng cho chiếc điện thoại mới; Con giúp giáo viên xếp ghế trong lớp để được thưởng kẹo; Con dọn phòng mỗi tuần để được thưởng tiền bỏ heo…
- Cấp độ 3: CON MUỐN LÀM VUI LÒNG MỌI NGƯỜI. Học sinh thường sẽ nhắm đến việc làm hài lòng bố mẹ hoặc thầy cô, ví dụ: Con lắng nghe trong lớp vì con muốn cô giáo hài lòng về con; Con muốn trở thành bác sĩ vì ba mẹ con muốn điều đó...
- Cấp độ 4: CON TUÂN THỦ NGUYÊN TẮC. Cách nghĩ này vô cùng phổ biến. Con rất lịch sự và đúng mực khi ở trường nhưng ngay khi chuông hết giờ reo lên và con ra khỏi trường thì bắt đầu áo quần xộc xệch và nói tục chửi bậy (kiểu ngày xưa vừa ra khỏi trường tháo luôn áo ra khỏi quần, khăn quàng đỏ đút túi... he he...). Khi con ở nhà, nếu nhà mới lau xong thì phải đợi một chút cho khô mới được bước qua, trong khi đi đến siêu thị hay những nơi công cộng thì cứ thế mà giẫm lên sàn ướt mặc người ta nhễ nhại mồ hôi mới lau xong...
- Cấp độ 5: CON NGHĨ CHO NGƯỜI KHÁC. Đây là một cấp độ tinh tế đối với cả trẻ con và người lớn. Con giúp một người già qua đường kể cả con có thể bị trễ học. Khi bạn quên mang đồ ăn, con sẵn sàng chia sẻ phần ăn với bạn ngay cả khi con đang đói và sẽ bị ăn ít hơn.
- Cấp độ 6: CON CÓ NHỮNG NGUYÊN TẮC ỨNG XỬ RIÊNG VÀ CON TUÂN THEO CÁC GIÁ TRỊ ĐÓ CỦA MÌNH. Đây là một cấp độ khó để đạt được và cũng khó để truyền dạy. Con sẽ kết bạn với bất cứ bạn nào trong trường bị cô lập hoặc không ai chơi cùng; Con dẫn em 8 tuổi đi xem phim và mặc dù biết rạp miễn phí cho trẻ dưới 7 tuổi, con vẫn mua hai vé dù con có thể nói em chưa lên 7 và không ai bắt chứng minh giấy tờ.
tin liên quan
Quy định dạy tiếng Anh không giống aiTrong hướng dẫn thực hiện chuyên môn tiếng Anh bậc tiểu học của
TP.HCM vừa ban hành, Sở GD-ĐT có những quy định riêng cho các giáo viên
(GV) bản ngữ tham gia giảng dạy tại các trường.
Dạy tiếng Anh, không đơn thuần chỉ là dạy từ vựng, ngữ pháp hay các thủ thuật thi cử. Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp, để chuyển tải rất nhiều thông điệp cuộc sống mỗi ngày. Và mỗi giáo viên ở trường đều khéo léo lồng ghép các chương trình giáo dục tính cách cho học sinh vào các bài dạy của riêng mình, theo cá tính của từng giáo viên. Và mỗi bài dạy như thế, được truyền tải tới học sinh mỗi ngày cứ tự nhiên như hơi thở.
Tôi mừng cho những phụ huynh có con học thầy giáo ấy, người nghĩ rằng dạy ngoại ngữ không chỉ là giúp học trò nói, viết và làm bài tập điểm cao!
Bình luận (0)