Chiều 2.8, thượng tá Trần Bằng Đức, Phó trưởng phòng Phòng chống ma túy và tội phạm, Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang, cho biết đơn vị vừa phối hợp với các lực lượng chức năng giải cứu 12 người bị ép buộc lao động trên biển, đồng thời đang mở rộng điều tra đường dây môi giới sử dụng lao động bất hợp pháp.
tin liên quan
Bóc trần đường dây bán lao động đi biển: Giải cứu khẩn cấp Trước đó, ngày 24.7, Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang nhận được công văn từ Bộ đội biên phòng tỉnh Ninh Thuận thông báo về việc một số lao động làm nghề biển (quê Ninh Thuận) đang làm việc trên 2 tàu cá của Kiên Giang có dấu hiệu bị một đường dây lừa đảo bán lao động đi biển.
Công văn còn kèm theo lá đơn của một phụ nữ trình báo con trai là Đỗ Công Anh Việt (18 tuổi) bị một người môi giới tên Chín lừa đưa xuống tàu cá Kiên Giang làm việc với mức lương 12 triệu đồng/tháng.
Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, anh Việt không được nhận tiền công, bởi vì số tiền này Chín đã nhận hết, thậm chí Việt còn bị đánh đập, không cho lên bờ.
|
Tương tự, Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang cũng nhận được đơn yêu cầu của gia đình các nạn nhân ở các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đồng Nai cho rằng có thân nhân bị lừa gạt đi biển ở Kiên Giang.
Ngay sau đó, Bộ đội Biên phòng Kiên Giang đã chỉ đạo các phòng chức năng phối hợp với nhiều đơn vị ở các tỉnh Cà Mau, Ninh Thuận và cơ quan chức năng điều tra, xác minh vụ việc; đồng thời yêu cầu chủ tàu cá bị phản ánh đến làm việc.
Tối 27.7, lực lượng chức năng đã áp giải tàu cá được cho là đang giữ những người bị lừa đi lao động trên biển vào đất liền và giải cứu thành công 12 người lao động.
tin liên quan
Bóc trần đường dây bán lao động đi biểnBước đầu, qua lời khai của các nạn nhân, cơ quan chức năng ghi nhận, có 6 nạn nhân cho biết bị các xe ôm ở TP.HCM lôi kéo, môi giới; một số khác đọc quảng cáo trên Facebook về công việc lựa cá trên biển với mức lương 12 triệu/tháng; một số thì tự tìm đến địa chỉ môi giới khi đọc các tờ rơi quảng cáo dán bên đường.
Những người bị lừa đi biển đều trên 16 tuổi, ngụ TP.HCM và các tỉnh Ninh Thuận, Đồng Nai, Long An, Tây Ninh.
Hiện có hai người được cho là có liên quan là Huỳnh Thanh Vũ (36 tuổi) và Trần Minh Trung (42 tuổi, cùng ngụ tỉnh Kiên Giang) đang bị điều tra, làm rõ vụ án.
Cũng theo Biên phòng tỉnh Kiên Giang, hiện nay, do lao động đi biển ở địa phương rất khan hiếm, nên các chủ tàu cá khó tìm được lao động đi biển trực tiếp mà thường thông qua hệ thống “cò”, môi giới lao động đưa đến. Đây chính là một trong những nguyên do khiến cho nạn lừa lao động đi biển ngày càng trở nên phức tạp.
Bình luận (0)