Chiều 26.12, phiên sơ thẩm xét xử 36 bị cáo trong đại án AIC tiếp tục với phần tranh tụng, HĐXX để luật sư nêu những quan điểm gỡ tội cho các bị cáo.
Trước đó, trong bản luận tội, đại diện Viện KSND TP.Hà Nội đề nghị tuyên bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tiến bộ Quốc tế (viết tắt là Công ty AIC) 30 năm tù với 2 tội “đưa hối lộ” và “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. Bà Nhàn bị cáo buộc là người cầm đầu trong vụ án.
Luật sư đề nghị cho Cựu Bí thư Đồng Nai hưởng khoan hồng đặc biệt |
Cựu Bí thư Đồng Nai chỉ vi phạm đạo đức?
Bị cáo Trần Đình Thành, cựu Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai, bị đề nghị mức án từ 10 - 11 năm tù về tội “nhận hối lộ”, với cáo buộc can thiệp, chỉ đạo tạo điều kiện cho Công ty AIC của bị cáo Nhàn trúng 16 gói thầu thiết bị y tế tại dự án Bệnh viện đa khoa Đồng Nai, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 152 tỉ đồng. Sau đó, ông Thành 6 lần nhận tiền từ bị cáo Nhàn và nhân viên Công ty AIC, với số tiền 14,5 tỉ đồng.
Bị cáo Trần Đình Thành tại phiên tòa |
trần tâm |
Tại tòa, luật sư bào chữa cho bị cáo Trần Đình Thành cho rằng việc thân chủ mình nhận tiền trước khi diễn ra việc đấu thầu thiết bị y tế tại dự án Bệnh viện đa khoa Đồng Nai. Do vậy, hành vi này của ông Thành là vi phạm đạo đức chứ không vi phạm pháp luật.
Theo luật sư, trong giai đoạn diễn ra việc đấu thầu, ông Thành cũng không có chỉ đạo gì để Công ty AIC được trúng các gói thầu, nên đây chỉ được coi là quan hệ giữa ông Thành và bên thực hành nhiệm vụ.
Ngoài ra, đối với số tiền nhận từ bị cáo Nhàn, luật sư Nghĩa cho hay, thân chủ của mình dùng chủ yếu vào việc làm từ thiện, đồng thời đã nộp lại toàn bộ 14,5 tỉ đồng nên cần được hưởng khoan hồng để thể hiện sự nhân văn của pháp luật.
Toàn cảnh phiên tòa |
trung kiên |
Kết thúc phần bào chữa, luật sư cho rằng, ông Thành tuổi cao, nhiều bệnh do vậy đề nghị tòa sơ thẩm đưa ra bản án thể hiện sự khoan hồng đặc biệt, để ông Thành rút ngắn thời gian thụ án, có thể trở về đóng góp cho xã hội, giáo dục con cháu đừng theo vết xe đổ của mình.
Đại án AIC: Đề nghị cho bà Bồ Ngọc Thu hưởng 9 tình tiết giảm nhẹ |
Đề nghị chuyển tội danh cho cựu Bí thư Đồng Nai
Một luật sư khác tham gia bào chữa cho cựu Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai đề nghị HĐXX thay đổi tội danh của thân chủ vì cho rằng ông Thành đã thừa nhận hành vi giới thiệu bà Nhàn cho lãnh đạo tỉnh Đồng Nai và nhận tiền của bà Nhàn.
Theo luật sư, để ông Thành bị quy vào tội “nhận hối lộ” thì ông Thành phải là người có quyền hạn, có thể thực hiện được theo mục đích của người đưa hối lộ. Căn cứ theo hồ sơ vụ án, cáo trạng và lời khai của ông Thành có thể thấy mục đích của bà Nhàn đưa tiền cho cựu lãnh đạo tỉnh Đồng Nai là để Công ty AIC trúng thầu.
Các bị cáo trong vụ án |
trần tâm |
Tuy nhiên, luật sư cho rằng, với vai trò là Bí thư Tỉnh ủy, ông Thành lại không có quyền hạn trong việc để AIC trúng thầu. Cá nhân ông Thành cũng không phải thành viên trong ban chỉ đạo dự án Bệnh viện đa khoa Đồng Nai. Khi bị cáo Nhàn gọi điện đặt vấn đề, ông Thành cũng đã nói rõ việc này.
Theo luật sư, về mặt lý thuyết và thực tế, ông Thành không thỏa mãn yếu tố chủ thể để phạm tội “nhận hối lộ”. Do vậy, luật sư đề nghị HĐXX chuyển tội danh cho bị cáo Thành sang tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”.
Chấp nhận làm “quân xanh” để nuôi nhân viên
Tại tòa, luật sư bào chữa cho bị cáo Lê Thị Bích Thủy, cựu Giám đốc Công ty TNT, cho rằng trong vụ án, thân chủ của mình chỉ có hành vi đồng phạm, giúp sức mờ nhạt.
Cụ thể, ở thời điểm năm 2012 đến 2013, Công ty AIC là một doanh nghiệp lớn, tham gia đấu thầu nhiều gói thầu thiết bị y tế tại Đồng Nai. Công ty TNT và các doanh nghiệp khác muốn bán thiết bị y tế vào dự án phải tham gia đấu thầu theo sự sắp xếp, điều hành của Công ty AIC.
Do đó, theo cơ chế này, bị cáo Thủy phải chấp nhận làm “quân xanh, quân đỏ” cho Công ty AIC để bán được hàng vào dự án, đảm bảo công ăn việc làm cho nhân viên, duy trì sự phát triển ổn định công ty. Quá trình thực hiện, toàn bộ việc mua hồ sơ mời thầu cho đến việc thiết lập "quân xanh", nộp hồ sơ dự thầu đều do Công ty AIC sắp xếp, công ty của bà Thủy chỉ đứng tên tham gia đấu thầu 11 gói thầu và được cung cấp thiết bị vào 2 gói thầu.
“Công ty TNT của bà Thủy không nằm trong hệ sinh thái với Công ty AIC. Chỉ với mong muốn bán được hàng trong cơ chế thị trường vận hành thiếu kiểm soát nên đã đồng phạm, giúp sức và có vai trò không đáng kể với hành vi giản đơn đứng tên đấu thầu hộ AIC”, luật sư của bị cáo Thủy cho hay.
Trong phần luận tội, đại diện Viện KSND TP.Hà Nội cáo buộc Lê Thị Bích Thủy phạm vào tội "vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", đề nghị tòa sơ thẩm tuyên từ 30 - 36 tháng tù, nhưng cho hưởng án treo.
Bình luận (0)