Rối quy định chứng chỉ tiếng Anh: Lúng túng cấp phép hành nghề cho giáo viên nước ngoài

22/12/2020 08:58 GMT+7

Việc cấp phép cho các lao động là giáo viên (GV) nước ngoài , đặc biệt lao động nước ngoài không phải là người bản ngữ, đang gặp vướng mắc liên quan đến các văn bằng, chứng chỉ quốc tế .

Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH Hà Nội Nguyễn Hồng Dân cho biết tính đến ngày 19.12, tổng số lao động nước ngoài được sở này cấp phép trong năm 2020 là 9.525 người.
Ông Phùng Quốc Vương, Trưởng phòng Quản lý lao động nước ngoài, Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB-XH), cho biết hiện nay việc cấp giấy phép lao động cho GV ngoại ngữ nước ngoài làm việc tại các trung tâm ngoại ngữ được hướng dẫn theo Công văn 619 TTg-KGVX của Chính phủ về việc triển khai Nghị định số 11/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại VN, và Thông tư 21/2018/TT-BGD-ĐT của Bộ GD-ĐT về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của các trung tâm, ngoại ngữ tin học.
Trong đó, Công văn 619 nêu rõ đồng ý trường hợp cấp giấy phép lao động đối với người nước ngoài có bằng tốt nghiệp từ CĐ hoặc tương đương trở lên và có ngành nghề đào tạo phù hợp với chuyên môn giảng dạy tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ (trung tâm ngoại ngữ), cơ sở giáo dục mầm non.

Nhiều thủ tục không phù hợp yêu cầu thực tế

Đề cập đến việc xin giấy phép lao động cho GV nước ngoài dạy ngoại ngữ tại VN, hầu hết quản lý các trung tâm đều cho rằng thủ tục khá khó khăn và có những yêu cầu không phù hợp với thực tế.
Bà T.B, quản lý một trung tâm ngoại ngữ có GV nước ngoài giảng dạy tại TP.HCM, cho biết để được Sở LĐ-TB-XH cấp giấy phép lao động, người lao động nước ngoài phải xác nhận bằng cấp. Tuy nhiên, lãnh sự quán nhiều nước không có chức năng này nên họ không cấp giấy xác nhận. Đồng thời, cơ quan chức năng chỉ cấp giấy phép lao động có giá trị 2 năm nên hết thời gian quy định, người lao động phải thực hiện hồ sơ lại từ đầu.
Bích Thanh
Còn Thông tư 21 của Bộ GD-ĐT, tại khoản 5 và khoản 6, điều 18, chương 4, quy định vị trí và tiêu chuẩn GV, học viên trung tâm ngoại ngữ, tin học thì quy định: GV là người bản ngữ dạy ngoại ngữ (đối với từng ngoại ngữ cụ thể) phải có bằng CĐ trở lên và chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp. GV là người nước ngoài đủ điều kiện dạy ngoại ngữ khi đạt một trong các tiêu chí: Có bằng CĐ sư phạm ngoại ngữ trở lên; Có bằng CĐ ngoại ngữ trở lên và chứng chỉ đào tạo ngoại ngữ phù hợp; Có bằng CĐ trở lên, chứng chỉ năng lực ngoại ngữ từ bậc 5 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho VN hoặc tương đương, và chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp.
Theo ông Nguyễn Hồng Dân, Sở LĐ-TB-XH Hà Nội cũng đã triển khai việc cấp giấy phép cho GV ngoại ngữ theo 2 văn bản hướng dẫn trên. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều GV các nước bản ngữ không thể sang VN giảng dạy, các trung tâm ngoại ngữ phải tuyển GV đến từ nhiều nước khác nhau. Một số đơn vị khi đến đăng ký cấp phép cho lao động nước ngoài chỉ trình ra bảng điểm IELTS của người lao động. “Chúng tôi căn cứ vào văn bản pháp luật để cấp phép, trong các văn bản hướng dẫn quy định rõ chỉ cấp giấy phép khi có chứng chỉ. Chúng tôi không phải là ngành giáo dục nên không thể tự phiên bảng điểm IELTS sang khung năng lực ngoại ngữ tương đương với trình độ của VN. Do vậy, Sở LĐ-TB-XH chưa cấp giấy phép cho những lao động này”, ông Dân thông tin.
Sở LĐ-TB-XH đã có công văn gửi Bộ GD-ĐT đề nghị cho ý kiến đối với GV dạy ngoại ngữ, đề nghị Bộ GD-ĐT cung cấp thêm thông tin về 2 nội dung: Trên thế giới có những quốc gia nào người nói tiếng Anh được coi là người bản ngữ? Các chứng chỉ nước ngoài như: Teacher Knowledge Test(TKT); Certificate in English Language Teaching to Adults (CELTA)... có được coi là chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp hay không, có được coi là chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm hay không?

Làm chặt để nâng cao chất lượng giảng dạy

Ông Dân lý giải việc xét duyệt hồ sơ chặt chẽ không phải là do cán bộ gây khó dễ cho các đơn vị, mà phải làm đúng quy định để có đội ngũ giáo viên ngoại ngữ nước ngoài có chất lượng giảng dạy tại Việt Nam.
“Thời gian gần đây, đặc biệt từ sau dịch Covid-19, rất nhiều trung tâm ngoại ngữ tại Hà Nội xin cấp phép cho giáo viên ngoại ngữ đến từ các nước châu Phi. Nếu chỉ là kỹ sư, hoặc doanh nhân, chúng tôi sẵn sàng tạo điều kiện cấp ngay lập tức, nhưng đây là những giáo viên dạy ngoại ngữ cho con em chúng ta nên chúng tôi phải xét duyệt kỹ hồ sơ. Phụ huynh đóng tiền cao, chất lượng giáo viên phải đảm bảo tương xứng”, ông Dân nói. 
Thu Hằng 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.