Nói đúng hơn, khi đó, Liên minh Thuế quan Âu - Á hiện tại sẽ được chuyển thành Liên minh Kinh tế Âu - Á. Hiện tại, liên minh thuế quan này mới chỉ có Nga, Belarus, Kazakhstan và Armenia. Cũng theo ông Putin, Liên minh Kinh tế Âu - Á mở cửa cho tất cả những quốc gia ở khu vực xung quanh Nga, đặc biệt là Ukraine và những nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây.
Thành lập liên minh kinh tế này là một trong những mục tiêu hàng đầu của ông Putin với ý tưởng là một dạng liên kết - hợp tác kinh tế khu vực và liên châu lục có thể trở thành đối thủ cạnh tranh của EU. Thực chất ở đó là vai trò trụ cột và ảnh hưởng chi phối của Nga.
Như vậy, các thành viên của liên minh đã quyết định và đưa ra lộ trình cụ thể để nâng cấp, tăng cường thể chế hóa hình thức hợp tác kinh tế khu vực - liên châu lục chặt chẽ hơn, với phạm vi cũng như tầm cỡ to lớn hơn.
Lộ trình mới được quyết định tạo cho Nga con chủ bài mới trong cuộc tranh giành Ukraine với EU. Sự tham gia của Ukraine sẽ có tác động rất quan trọng tới tương lai của liên minh kinh tế Âu - Á và làm thay đổi tương quan giữa EU và Nga. Điểm yếu chính của lộ trình này là kỳ vọng tạo chất mới từ lượng cũ. Bởi thế, muốn thành công thì Nga, Belarus và Kazakhstan còn phải điều chỉnh chính sách rất nhiều, khẩn trương và cơ bản.
Thảo Nguyên
>> Tổng thống Putin ký sắc lệnh ân xá 'trùm dầu mỏ Nga
>> Ông Medvedev phủ nhận mâu thuẫn với ông Putin
>> Mỹ cân nhắc trừng phạt Ukraine
>> Khủng hoảng tại Ukraine: Phe đối lập từ chối đàm phán
>> Khủng hoảng tiếp diễn tại Ukraine
>> Hàng triệu người biểu tình tại thủ đô Ukraine
>> Thủ tướng Ukraine cáo buộc phe đối lập “đảo chính”
>> Thủ tướng Ukraine cảnh báo nguy cơ đảo chính
>> Tổng thống Putin: Nga không có tham vọng bá chủ
Bình luận (0)