Tốc độ tăng kiều hối có xu hướng tăng lên từ những tháng cuối năm 2021 qua năm 2022, kiều bào chủ yếu gửi về biếu tặng người thân nhân dịp Tết Nguyên đán. Kết thúc năm 2021, lượng kiều hối chuyển qua hệ thống các ngân hàng thương mại và tổ chức kinh tế chi trả kiều hối trên địa bàn tăng cao hơn so với dự kiến trước đó, lên 7,1 tỉ USD, tăng 16% so với năm 2020 và chiếm khoảng 12% tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của thành phố. Đây là năm kiều hối đạt mức cao kỷ lục tại TP.HCM, chiếm hơn một nửa so với cả nước và cao hơn mức dự báo trước đó 500 triệu USD. Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước công bố kiều hối cả nước năm 2021 đạt khoảng 12,5 tỉ USD.
Kiều hối chuyển về TP.HCM gia tăng trong tháng 1 |
ngọc thắng |
Nguồn ngoại hối từ kiều bào, người lao động ở nước ngoài gửi về nên không chịu áp lực về vay trả nợ; chi phí nợ, cũng như các điều kiện kèm theo như các nguồn vốn vay; nguồn vốn tài trợ… Nguồn vốn này góp phần tăng nguồn cung ngoại tệ cho đất nước, bổ sung nguồn dự trự ngoại tệ quốc gia…, cũng như tạo điều kiện thuận lợi trong điều hành chính sách tiền tệ và thị trường ngoại hối.
Ông Nguyễn Đức Lệnh còn cho hay kiều hối thông qua việc gửi biếu, tặng ngoại tệ về để người thân và gia đình chi tiêu cho sinh hoạt, cải thiện đời sống; kinh doanh hoặc trả nợ vay; hoặc kiều bào gửi về để đầu tư kinh doanh… Ở góc độ kinh tế, việc sử dụng kiều hối với mục đích nào cũng đều mang lại hiệu quả, đều kích thích tổng cầu, qua đó kích thích sản xuất, tiêu dùng tăng trưởng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, việc phân biệt nguồn kiều hồi sử dụng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh hay đầu tư bất động sản, chứng khoán không có nhiều ý nghĩa. Việc phân biệt này chủ yếu cho nguồn vốn vay, nguồn vốn tín dụng để kiểm soát rủi ro và quản trị hiệu quả nguồn vốn tín dụng.
Bình luận (0)