Nguyên do, tỉnh Quảng Nam đang lấy ý kiến để thống nhất chủ trương dừng chăn nuôi các khu vực nội thành, nội thị. Trước mắt, gần 40 hộ dân có trang trại, gia trại đang chăn nuôi gia công heo, gà cho một công ty tại P.Điện Dương, đã hoạt động hơn 20 năm qua, có nguy cơ đóng cửa. Cùng cảnh ngộ là hàng trăm hộ nông dân có trang, gia trại khác trên toàn tỉnh.
Người dân lo lắng nguồn nước, môi trường bị ô nhiễm quanh các trang trại |
Nguyễn Tú |
Những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa tại Quảng Nam diễn ra rất nhanh, nhất là Điện Bàn từ huyện lên thị xã, kéo theo nhiều xã lên phường, nông thôn thành đô thị, thậm chí một số nơi mang dáng dấp đô thị hiện đại, kinh tế cũng chuyển dịch từ nông nghiệp sang thương mại, dịch vụ, du lịch. Do đó, chăn nuôi trong khu dân cư không còn phù hợp.
Tình trạng này không chỉ ở Quảng Nam mà nhiều tỉnh thành có tốc độ đô thị hóa cao, thị trường bất động sản phát triển mạnh mẽ, cũng xảy ra những xung đột giữa các ngành nghề cũ mới, nhất là người nông dân.
“Ly nông bất ly hương” là chiến lược nhiều năm qua cho thấy sự hợp lý, trở thành xu hướng của làng quê VN, đó là chuyển dịch ngành nghề để người nông dân từ sản xuất nông nghiệp sang phi nông nghiệp (công nghiệp, du lịch, dịch vụ).
Nhưng trong trường hợp này, nếu địa phương không sớm có chính sách hỗ trợ di dời trang, gia trại, hoặc chuyển đổi ngành nghề, thì người nông dân tuy bất ly hương mà vẫn phải ly nông.
Khi đó, mục đích của đô thị hóa nhằm tạo điều kiện, chất lượng cuộc sống của người dân tốt hơn, sẽ bớt đi ý nghĩa khi một bộ phận nông dân bị bỏ lại phía sau.
Bình luận (0)