Khác với trước đó, các thương vụ M&A hiện nay chủ yếu xuất phát từ những “cái bắt tay” thân thiện và giúp hồi sinh hàng loạt dự án lẫn doanh nghiệp.
Mô hình M&A thân thiện
Mở đầu Hội thảo là góc nhìn đầy lạc quan của ông Nguyễn Công Ái – Phó Tổng Giám đốc KPMG Việt Nam: “Năm 2021 dù thị trường khó khăn nhưng vẫn có những thương vụ lớn. Tôi tin rằng kể từ đầu năm 2022, khi đại dịch được kiểm soát, người dân tiêm vắc xin đầy đủ, hoạt động M&A sẽ sôi động trở lại và có thể đạt tốc độ tăng trưởng 100% so với bức tranh cùng kỳ năm 2021”.
Ông Phan Đức Hiếu (ngoài cùng, bên trái) nhận định, dịch Covid-19 đã thay đổi cơ cấu kinh doanh, hình thành chuỗi cung ứng |
Thời điểm hiện tại, các chuyên gia nhận định, đã xuất hiện những gam màu tươi sáng khi cơ cấu kinh doanh đã có sự dịch chuyển và hệ sinh thái cộng sinh giữa các doanh nghiệp dần được hình thành.
“Sự hợp tác liên kết hình thành chuỗi, thay vì M&A thôn tính trở nên rõ ràng hơn dưới tác động của dịch Covid-19. Giai đoạn 2019 - 2021, chỉ 11% giao dịch M&A là sáp nhập, tức triệt tiêu 1 bên. Còn lại 80% mua lại (mua cổ phần chiếm tỷ lệ đa số) để kiểm soát và 9% là liên doanh”, ông Phan Đức Hiếu - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho biết.
Ông Hiếu cũng nhấn mạnh: “Nếu coi M&A là quá trình hợp tác, cùng phát triển thì mối liên kết giữa hai doanh nghiệp sẽ bền vững hơn nhiều so với quan hệ nhà sản xuất - nhà cung cấp. Sự liên kết của các thương vụ M&A thân thiện cũng mang lại những đóng góp, hỗ trợ về nguồn lực, chi phối về nguồn vốn một cách chặt chẽ hơn. Chính vì vậy, bên cạnh việc đưa ra các chủ trương, chính sách thúc đẩy thị trường, chúng ta cần định hình M&A theo hướng cơ cấu lại doanh nghiệp, tăng cường hợp tác, hình thành chuỗi nhằm cộng hưởng sức mạnh”.
1+1=3++ và triết lý cộng sinh
Ông Nguyễn Thái Phiên - Phó tổng giám đốc NovaGroup đồng tình với ông Phan Đức Hiếu: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) có những khó khăn về quy mô, khách hàng, sản phẩm chưa hoàn thiện, hệ thống… Giai đoạn Covid-19 khiến nhiều đơn vị muốn thay đổi chiến lược, từ bỏ mảng kinh doanh hiện hữu. Và hướng đi cộng sinh với các doanh nghiệp lớn hơn được đặt ra.
Ông Nguyễn Thái Phiên phát biểu tại buổi hội thảo |
Mặt khác, các doanh nghiệp lớn không thể tự làm tất cả các ngành. Họ chỉ có thể bơm vốn, đưa nhân sự vào để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ. Nhờ đó, sự cộng sinh từ những đơn vị tầm vóc lớn hơn sẽ giúp cộng đồng SME có nhiều cơ hội phát triển. Đây là hệ quy chiếu và luôn có hai chiều như vậy”.
Novagroup - Tìm kiếm sự cộng hưởng trong các thương vụ M&A |
Nhận định rằng M&A là xu thế tất yếu, tuy nhiên, doanh nghiệp cần cẩn trọng suy xét về sự tương hợp giữa đôi bên, hướng đến mục tiêu phát triển lâu dài, ông Vũ Hữu Điền - Giám đốc Đầu tư Công ty Dragon Capital Vietnam (DCVFM) bày tỏ quan điểm: “Thành công ở đây cần hiểu rộng hơn, xét đến các nhân tố người mua - người bán - các yếu tố bên ngoài. Sự hợp tác có bền vững hay không phải đến từ sự thành thật, minh bạch để hai bên đánh giá đúng về đối tác. Bên cạnh đó, việc phù hợp về văn hóa, tư duy quản trị, đội ngũ lãnh đạo cũng là yếu tố cần được lưu tâm”.
Cũng trong khuôn khổ sự kiện, thuật ngữ “1+1=3++” được các chuyên gia đề cập. Sự cộng hưởng giữa các thương vụ M&A này thể hiện quyết tâm và ý chí của doanh nghiệp trong tiến trình sáp nhập.
Thuật ngữ “1+1=3++” được đề cập trong buổi Hội thảo, khẳng định chiến lược M&A với những giá trị thực từ NovaGroup |
“Thực ra, mỗi cuộc M&A thì bên mua và bên bán đều kiếm tìm sự cộng hưởng. NovaGroup đề cao tính thực chiến trong từng giao dịch. Tức là, trước khi bước vào một ‘cuộc hôn nhân dài hạn’, chúng tôi xác định rõ những giá trị có thể đem lại cho bạn đồng hành: doanh thu/lợi nhuận, khả năng quản trị hệ thống, tài chính, năng lực tiếp cận nguồn vốn… Việc xác định rõ ràng những kỳ vọng ở nhau tạo điều kiện cho quá trình hợp tác và phát triển đứa con chung được thuận lợi, dễ đi đến đồng thuận hơn” – ông Nguyễn Thái Phiên chia sẻ dựa trên kinh nghiệm thực chiến sau hàng loạt thương vụ M&A thành công của NovaGroup.
Ông Phiên cũng khẳng định, khó khăn từ Covid-19 chỉ là ‘khúc cua’ trên đường đua thương trường. Ưu điểm của các doanh nghiệp Việt Nam là sự tinh nhanh, có thể xoay chuyển tình thế trong thời gian ngắn. Khi yếu tố này kết hợp với tư tưởng cộng sinh, cộng hưởng, đi kèm với trách nhiệm xã hội ngày càng lớn, sẽ vun đắp cho cộng đồng doanh nghiệp vững mạnh hơn.
Ông Sử Ngọc Khương - Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam rất ấn tượng và lạc quan về các giao dịch M&A thân thiện. Theo ông, việc được tiếp thêm nguồn lực, tạo ra chuỗi giá trị đã góp phần hình thành sự trỗi dậy của nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Câu chuyện của NovaGroup là một minh chứng tiêu biểu.
Hội thảo “M&A thời đại dịch: Lớn mạnh cùng chuỗi giá trị” gồm 2 phiên
Phiên 1: Biến nguy thành cơ - Lối mở cho doanh nghiệp Việt;
Phiên 2: Nghiên cứu điển hình “NovaGroup: M&A - Hợp lực cùng phát triển”.
Quý độc giả theo dõi lại chương trình tại đây.
Bình luận (0)