Vấn đề đặt ra: Một khi tất cả đã rơi vào cơn hỗn loạn, cầu thủ không còn tinh thần, thậm chí không muốn ra sân, thì M.U liệu có đứng trước nguy cơ… rơi tự do?
Cựu danh thủ Man United nổi trận lôi đình và thực hư Ronaldo từ chối đá derby |
Đây là vấn đề đáng lưu ý, bởi việc quan trọng nhất của M.U từ nay đến cuối mùa bóng thật ra không phải là thứ hạng, mà là đàm phán để thuê HLV mới. Toàn các nhân vật có tên tuổi, như Erik ten Hag hoặc Mauricio Pochettino, đang được kết nối với chiếc ghế trống tại Old Trafford trong mùa hè này. Lương HLV M.U chắc chắn rất cao (nhân vật hết thời Ralf Rangnick, đang chứng tỏ là không còn khả năng huấn luyện trong bóng đá thời nay, cũng đã lĩnh 8 triệu bảng chỉ trong 6 tháng). Ngược lại, HLV sắp tới chắc chắn sẽ phải chấp nhận yêu cầu cao của M.U là phải có thành tích. Vậy, cơ sở đàm phán sẽ như thế nào, trong trường hợp giả định là M.U chỉ kết thúc mùa bóng ở nửa dưới của bảng xếp hạng? Một đội như thế liệu có đủ tư cách yêu cầu HLV trưởng sắp tới phải có thành tích cao?
M.U (trái) chơi quá tệ trong trận thua đậm Man.City |
AFP |
Thất bại 1-4 của M.U trong trận derby thành Manchester hoàn toàn không bất ngờ. Có chăng chỉ là ở chỗ: kể cả khi không thể chống đỡ, khi phải chấp nhận thua đậm, cầu thủ M.U cũng không được phép thể hiện thái độ, tinh thần bạc nhược như vừa qua. Các bình luận viên như Roy Keane hoặc Gary Neville chủ yếu chỉ “chĩa mũi dùi” vào chi tiết này. Đây cũng là chi tiết liên quan việc chọn HLV sắp tới: M.U cần ưu tiên chọn nhà cầm quân có uy tín, hơn là mẫu HLV có tên tuổi trong quá khứ nhưng không được cầu thủ tôn trọng.
Man United thua đậm Man City 1-4, HLV Rangnick nói gì? |
Cuối cùng là vấn đề quan trọng nhất, cũng khó giải quyết nhất, ngay trong những ngày sắp tới: có nên tính chuyện sa thải Ralf Rangnick ngay từ bây giờ? Quá khó, bởi cái giá đắt nhất mà M.U phải trả khi rước Rangnick về Old Trafford hồi tháng 12.2021 là họ làm HLV phó Michael Carrick bất mãn bỏ đi. Trong vai trò HLV lâm thời, Carrick đã dẫn dắt M.U thủ hòa Chelsea và thắng Arsenal ở Premier League. Nghĩa là trong một thời điểm cụ thể, Carrick đã chứng tỏ được khả năng “chữa cháy”.
Chỉ cần thắng 1 - 2 trận quan trọng là đủ cứu vãn mùa bóng. Đấy là điều mà M.U đang rất cần, ở… Champions League. Thắng Atletico tại sân nhà là đủ để M.U vào tứ kết. Tiến thêm một bước thì, trên lý thuyết, họ đủ tư cách mơ một thành tích động trời. Ai cũng biết: đặc điểm của Champions League là 90 phút có thể quyết định tất cả, nơi mà Lyon cũng có thể thắng Man.City!
Tất cả những lần vô địch Champions League của Chelsea đều đến trong mùa bóng mà họ phải thay HLV giữa chừng. Chelsea năm 2012 hoặc Liverpool năm 2005 đều vô địch Champions League trong hoàn cảnh không vào được “top 4” trong nước. Ngày xưa, Aston Villa còn đoạt cúp C1 châu Âu khi chỉ đứng thứ 11 ở giải VĐQG. Cho nên, Champions League thật sự là trận địa cuối cùng mà M.U cần dồn hết mọi khả năng còn lại để tranh chấp trong mùa bóng này. Vấn đề là họ không thể kỳ vọng vào Ralf Rangnick, nhưng cũng chẳng còn ai trong nội bộ M.U để “chữa cháy”, nếu sa thải Rangnick. Tìm gấp một HLV giỏi “đọc” trận đấu và điều chỉnh chiến thuật, từ bên ngoài (lương ngắn hạn dù cao đến đâu, cũng không bao giờ là một vấn đề). Chỉ phải hỏi thêm hai điều: M.U có đủ can đảm và quyết đoán để sa thải Rangnick ngay bây giờ hay không; và ai sẽ phụ trách việc tìm HLV giỏi “chữa cháy” để rước về M.U? Cũng cần lưu ý: một HLV bất kỳ nào đó, đến M.U cầm quân trong tình thế cấp bách tại Champions League, thì ít ra cũng không bị các cầu thủ M.U xem thường, như tình trạng hiện thời của Rangnick.
Bình luận (0)