Báo chí Đài Loan đặt nhiều nghi vấn về chuyến đi của ông Mã Anh Cửu đến đảo Ba Bình, nghi ngờ đó là sự hợp tác ngầm của chính quyền Trung Quốc và Đài Loan trong việc đối phó các nước ở Biển Đông.
Ông Mã Anh Cửu trên đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, ngày 28.1.2016 - Ảnh: Reuters |
Ông Mã cho biết chính quyền của ông ta thực hiện chính sách ôn hòa, tìm kiếm giải pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông, và chuyến đi của ông là nhằm mục đích này, theo China Post hôm nay 29.1.
Mỹ, Philippines và Việt Nam chỉ trích gay gắt chuyến đi ngày 28.1 đến đảo Ba Bình (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đang bị Đài Loan chiếm đóng) của ông Mã. Dư luận các nước cho rằng chuyến đi không giúp ích cho điều mà ông Mã tự nhận là “đem lại hòa bình và ổn định” cho khu vực, Washingon cũng chỉ trích chuyến đi “gây thêm căng thẳng” cho các nước có liên quan.
Nhà lãnh đạo Đài Loan còn nói rằng “chuyến đi lịch sử” nếu không thực hiện lúc này thì ông ta sẽ không còn cơ hội để thực hiện, theo Reuters. Nhiệm kỳ lãnh đạo lãnh thổ Đài Loan của ông Mã sẽ chấm dứt vào tháng 5.2016.
“Những gì chúng tôi mong muốn thực hiện là cung cấp dịch vụ cứu trợ nhân đạo. Tại sao mọi người lại phản đối?”, ông Mã nói trong buổi họp báo ở Đài Bắc ngay sau chuyến đi.
Liên quan đến phản ứng không hài lòng của Mỹ, ông Mã Anh Cửu nói rằng cả Đài Loan và Mỹ đều chia sẻ thông tin và mục tiêu mà 2 bên mong muốn đạt được trong việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông, theo Reuters. Tuy nhiên, ông thừa nhận cả Đài Bắc và Washington cũng có những vấn đề không cùng chung quan điểm và đang cố gắng cải thiện sự khác biệt thông qua đối thoại.
Hợp tác ngầm giữa chính quyền Trung Quốc và Đài Loan?
Chuyến đi của ông Mã Anh Cửu đến đảo Ba Bình vấp phải sự phản đối từ nhiều nước - Ảnh: Reuters
|
Trong khi đó, báo chí Đài Loan đặt nhiều nghi vấn về chuyến đi của ông Mã và đặt câu hỏi phải chăng đó là sự hợp tác ngầm của chính quyền Trung Quốc và Đài Loan trong việc đối phó các nước ở Biển Đông, theo China Post. Thậm chí truyền thông trên lãnh thổ này còn ví nó như “cuộc gặp lịch sử thứ hai” của ông Mã.
Tuy nhiên, ông Mã phản bác rằng đây là những "cáo buộc không có căn cứ".
|
|
|
Chúng tôi kiên quyết phản đối và yêu cầu phía Đài Loan chấm dứt ngay việc vi phạm chủ quyền của Việt Nam, không tái diễn các hành động tương tự, làm leo thang căng thẳng, phức tạp tình hình ở Biển Đông
|
|
|
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình, ngày 28.1
|
|
|
Ông Mã đã gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi cuối năm 2015 ở Singapore. Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa lãnh đạo Trung Quốc và Đài Loan sau 6 thập niên.
Hãng tin CNA (Đài Loan) cho hay không như với Mỹ, giới chức Đài Loan không cần thông báo cho Trung Quốc về chuyến đi của ông Mã. Dù vậy, Bắc Kinh tỏ ra hài lòng với chuyến đi của người đứng đầu Đài Loan, và mặc nhiên xem chuyến đi của ông Mã là đại diện cho Trung Quốc đến khu vực này.
“Nam Sa (tên ngụy xưng của Trung Quốc với Trường Sa) thuộc Trung Quốc từ lâu. Cả hai bên (Trung Quốc và Đài Loan) có trách nhiệm gìn giữ tài sản của dân tộc”, bà Hoa Xuân Doanh, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc phát biểu hôm 28.1 khi đề cập đến chuyến đi của ông Mã, theo trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Các lãnh đạo Đài Loan đã 2 lần đến đảo Ba Bình, một trong những đảo lớn nhất ở Trường Sa. Cựu lãnh đạo Trần Thủy Biển đã đến đây hồi năm 2008.
Bình luận (0)