Được phát triển từ truyện ngắn Chim én vốn được ông khởi bút gần nửa thế kỷ trước, tiểu thuyết là khúc ca đẹp, hùng tráng về cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp của người dân vùng núi rừng Tây Bắc khoảng thời gian cuối những năm 1940, đầu 1950.
Cuốn sách xoay quanh câu chuyện chiến đấu đầy gian khổ, sự trưởng thành của người dân về tư tưởng và tinh thần đấu tranh cách mạng thể hiện xuyên suốt qua nhân vật Tiển tại địa bàn Cam Đồng - một xã gồm bốn thôn người Tày và một thôn U Sung trên núi cao thuần người Dao. Qua đó, tác phẩm ca ngợi những chiến sĩ cách mạng dũng cảm, tài ba, những người tiên phong đến với vùng rừng núi Tây Bắc để giác ngộ cách mạng cho bà con, cùng người dân đánh giặc.
Nhà văn Ma Văn Kháng, tên thật Đinh Trọng Đoàn, sinh tại làng Kim Liên (Q.Đống Đa), một ngôi làng cổ của Hà Nội. Ông từng là giáo viên dạy văn và hiệu trưởng một trường cấp ba tại tỉnh Lào Cai. Hơn 20 năm tuổi trẻ gắn bó với vùng đất này, dường như cuộc sống, văn hóa của người dân vùng núi rừng Tây Bắc đã trở thành máu thịt trong ông.
Các tác phẩm tiêu biểu của ông gồm: Vùng biên ải (tiểu thuyết, 1983); Mùa lá rụng trong vườn (tiểu thuyết, 1985); Côi cút giữa cảnh đời (tiểu thuyết, 1989), Đám cưới không có giấy giá thú (tiểu thuyết, 1989); Chó Bi, đời lưu lạc (tiểu thuyết, 1992)...
tin liên quan
Sự trở lại của dòng sách chiến tranh cách mạngNhận định này được đưa ra tại hội nghị đánh giá nội dung xuất bản phẩm, công tác quản lý nhà nước về xuất bản trong 6 tháng đầu năm 2017.
Bình luận (0)