Nhóm bạn trẻ này gồm: Lê Hoàng Đạo, Nguyễn Minh Khang và Nguyễn Thanh Kỳ Phương. Hoàng Đạo cho biết ý tưởng cho ra đời Gác măng giê là khi nhận ra có quá nhiều món ngon của VN đang bị đánh giá thấp hơn vị trí xứng đáng của nó. Trong khi nhân viên văn phòng rất muốn ăn bánh tráng trộn, xoài lắc… thì họ lại vướng phải những định kiến như món ăn đó không hợp vệ sinh, món ăn đường phố…
“Sau khi nghiên cứu thì chúng mình thấy rằng thật ra những sản phẩm này có hương vị rất ngon và xứng đáng được dùng ở nhiều nơi hơn là chỉ trên đường phố. Cái còn thiếu là một lớp áo đẹp và xứng đáng hơn. Tụi mình nhận thấy việc “may thêm lớp áo” cho các món ăn này hoàn toàn nằm trong khả năng, vậy là bàn bạc và bắt đầu làm Gác măng giê”, Hoàng Đạo nhớ lại.
Nhiều người say đắm nhìn những đường lăn, cuộn điêu luyện của anh chàng chế biến kem cuộn Thái, người thì xuýt xoa với 7 cấp độ cay tại gian hàng mì cay Hàn Quốc, người thì trầm trồ với những ly trà sữa 'khổng lồ'.
Gác măng giê (tiếng Pháp) là chiếc tủ gỗ ba tầng đựng thức ăn và vật dụng nhà bếp, được dùng phổ biến ở VN trước khi có tủ lạnh. Đối với tuổi thơ của nhiều người, đặc biệt là thế hệ đầu 9X trở về trước, gác măng giê gắn với kỷ niệm về những món ngon không thể nào quên được.
Hiện nhóm “mặc áo” cho những mặt hàng là các món ngon đậm chất VN, được thể hiện lại dưới một góc nhìn mới nhưng vẫn giữ nguyên hương vị đặc trưng. Tính tới thời điểm hiện tại, dự án đã có 8 sản phẩm đại diện cho 8 tỉnh thành trải dài từ nam ra bắc như: da heo tỏi ớt Sài Gòn, cơm cháy chà bông Ninh Bình, khô gà xé Đà Nẵng, bánh tráng sa tế Long An, bánh tráng ruốc Huế, me xí muội Gò Công, đậu phộng Trà Vinh…
Các món ăn Gác măng giê đang kinh doanh
|
Bên cạnh đó, nhóm đã tìm đến các cơ sở ở địa phương trao đổi về quy trình sản xuất và yêu cầu về chất lượng sản phẩm. Sau đó thiết lập quy trình quản lý chất lượng để có thể đảm bảo chất lượng đạt chuẩn. Tất cả các sản phẩm này tiếp tục được đóng gói tại xưởng của Gác măng giê và đưa đến tay khách hàng bằng hệ thống đặt hàng trực tuyến và giao hàng nội bộ. Trong tương lai, theo Mạnh Khang thì nhóm sẽ cố gắng kinh doanh 63 đặc sản là 63 món ăn vặt đặc trưng của 63 tỉnh thành khắp cả nước.
Bạn có thể dạy người dân bản địa ăn món ăn truyền thống của họ được không, khi bạn chẳng biết gì về món ăn ấy? Thậm chí, bạn còn gọi Phở là mì ramen?
Mới đây, trong vòng chung kết của cuộc thi khởi nghiệp Vietnam Start-up Fair do Xmen For Boss tổ chức, ý tưởng này được đánh giá cao và giành giải nhất với giải thưởng 350 triệu đồng.
Kỳ Phương vui mừng chia sẻ thêm, hiện Gác măng giê đã vận hành ổn định, phục vụ khoảng 50 đơn hàng với doanh thu từ 8 - 10 triệu đồng/ngày. Phản hồi của khách hàng rất tốt, đặc biệt là về hình thức và chất lượng sản phẩm. Có nhiều đối tác đặt vấn đề hợp tác, thậm chí là xuất khẩu.
Bình luận (0)