Malaysia muốn mua toàn bộ tiêm kích F/A-18 Hornet của Kuwait

24/12/2021 11:25 GMT+7

Bộ Quốc phòng Malaysia xác nhận ý định mua 33 tiêm kích F/A-18 Hornet mà Kuwait đang tìm cách thanh lý để trang bị máy bay mới.

Tiêm kích F/A-18D Hornet của Không quân Malaysia

ảnh chụp màn hình defense news

Trang Defense News ngày 24.12 đưa tin Malaysia muốn mua toàn bộ các tiêm kích đa nhiệm F/A-18 Hornet của Kuwait, dù chính phủ 2 nước vẫn chưa bắt đầu thảo luận.

Phát biểu tại phiên vấn đáp ở quốc hội, Thứ trưởng Quốc phòng Malaysia Ikmal Hisham Abdul Aziz cho biết nước này đang muốn mua toàn bộ số 33 tiêm kích trên của Không quân Kuwait.

Ông lưu ý rằng các tiêm kích của Kuwait vẫn còn trong tình trạng tốt với số giờ bay khá thấp, và việc bổ sung cho Không quân Hoàng gia Malaysia (RMAF) sẽ “chắc chắn tăng cường mức độ sẵn sàng và năng lực bảo vệ không phận”. Ông cho biết các tiêm kích trên dự kiến sẽ hoạt động đến năm 2035.\

Ai Cập, Algeria, Indonesia từ chối mua Su-35 của Nga

Malaysia hiện sở hữu phi đội 8 chiếc tiêm kích F/A-18D có 2 chỗ ngồi, cùng 18 chiếc Su-30MKM. Các tiêm kích F/A-18D do Mỹ sản xuất được mua vào năm 1997 và đã được nâng cấp trong thập niên qua, trong đó có hệ thống mũ chiến đấu dẫn đường (JHMCS), tên lửa không đối không AIM-9X, bom tấn công trực tiếp hỗn hợp (JDAM) và hệ thống kết nối dữ liệu chiến thuật Link 16.

Kuwait hiện đang tìm cách thanh lý các tiêm kích F/A-18C và F/A-18D, trong số đó có nhiều chiếc mua sau chiến tranh vùng Vịnh năm 1991. Quốc gia vùng Vịnh này đang tiếp nhận 28 chiếc Typhoon và thêm 28 chiếc F/A-18E/F Super Hornet.

Malaysia đã cân nhắc giữa các tiêm kích Super Hornet, Typhoon và Rafale, nhưng vấn đề ngân sách khiến nước này phải loại biên các tiêm kích MiG-29 mà chưa có sự thay thế.

Những thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh láng giềng Indonesia cũng đang thay đổi kế hoạch mua tiêm kích.

Phần Lan dự định mua chiến đấu cơ F-35 thay thế đội F/A-18

Theo đó, Indonesia thừa nhận thất bại trong nỗ lực mua tiêm kích Su-35 của Nga và giờ đây đang lựa chọn giữa F-15EX Eagle 2 của Boeing (Mỹ) và Rafale của Dassault Aviation (Pháp).

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.