Ai sinh ra cũng có quyền mơ được hạnh phúc, được sống trong sự quan tâm từ cha mẹ. Nhưng với Hoàng Oanh, hiện là học sinh lớp 8/10 trường THCS Huỳnh Văn Nghệ (Q.Gò Vấp, TP.HCM) thì khác, em không dám mơ đến những điều đơn giản đó, vì em đã phải đối mặt với quá nhiều thử thách của cuộc đời. Trong đó, thử thách đau đớn nhất với em có lẽ là vụ tai nạn 7 năm trước...
Bi kịch nối tiếp bi kịch
Giữa trưa một ngày cuối tháng 11, được sự giới thiệu của Công an P.9, Q.Gò Vấp, TP.HCM, tôi tìm đến căn trọ nhỏ của Oanh ở đường số 9. Oanh ở cùng với dì của mình là bà Trần Thị Lê Tuyết (49 tuổi).
Sở dĩ cuộc hẹn của tôi và Oanh cùng bà Tuyết lại vào buổi giữa trưa vì Oanh học hai buổi, bà Tuyết lại liên tục đi bán vé số, chỉ tranh thủ giờ trưa về đưa rước cháu đi học.
|
Từ đó, vợ chồng bà Tuyết chăm sóc hai mẹ con Oanh như con cháu trong nhà. Năm Oanh vừa tròn 6 tuổi thì mẹ Oanh phát hiện ung thư cổ tử cung. Nằm viện một thời gian, không có tiền điều trị, mẹ Oanh được các sơ đưa về Thủ Đức chăm sóc và mất sau đó.
|
Thời điểm đó, bà Tuyết cũng vừa bị gãy chân nên vừa chống nạng, vừa chăm cháu ở bệnh viện, ai nhìn thấy cũng không khỏi chạnh lòng.
Cuộc sống thiếu một chân chẳng khó khăn gì vì 'em quen rồi’
Suốt buổi nói chuyện cùng tôi, khi được hỏi về những cảm xúc của mình, Oanh liên tục khẳng định: “Em quen rồi”. Dù trả lời mạnh mẽ như vậy, nhưng sâu thẳm trong ánh mắt của mình, Oanh vẫn chẳng thể giấu được sự cô đơn.
Oanh chẳng thể nhớ nổi vụ tai nạn 7 năm trước diễn ra thế nào. Em chỉ nhớ được rằng khi tỉnh dậy trong bệnh viện, Oanh cử động chân mãi mà không được, ngồi dậy nhìn xuống thì không thấy một chân đâu. Oanh đã bật khóc nức nở.
|
Với Oanh, cuộc sống thiếu một chân chẳng khó khăn gì, vì “đã 7 năm, em quen rồi”. Oanh đi lại với sự hỗ trợ của cặp nạng được hàng xóm tặng. Năm học cấp 1, Oanh từng được thầy hiệu trưởng trường Lam Sơn mua tặng chiếc chân giả nhưng năm đó em còn quá nhỏ để có thể đeo theo chiếc chân giả gần 10 kg bên mình nên đành bỏ cuộc sau 6 tháng tập đi.
|
Khao khát một chiếc chân giả
Ngồi nhìn Oanh sửa soạn sách vở chuẩn bị đến trường, bà Tuyết bộc bạch: “Ngày đó, cậu nó nhậu xong chở nó đi. Lúc uống vào rồi, ai cũng nghĩ mình vẫn đủ tỉnh táo để lái xe chứ đâu nghĩ rằng tai nạn có thể xảy đến bất kỳ lúc nào. Chuyện cũng qua rồi, cậu nó cũng mất rồi, tôi chỉ động viên nó cố gắng học tập để có tương lai tốt đẹp hơn. Ông trời bắt mình thiệt thòi thì mình phải biết cách vươn lên. Tôi cũng mong mọi người nếu uống rượu bia rồi thì đừng lái xe nữa”.
Theo lời bà Tuyết, từ nhỏ đến lớn, dù ở cùng bà Tuyết và sát bên phòng trọ là bà cố, nhưng Oanh chẳng bao giờ tâm sự buồn vui với ai, chỉ chăm chăm phụ bà Tuyết đi bán vé số và học hành, 7 năm liền là học sinh khá, giỏi.
|
“Em nghe nói chân giả mắc lắm, bà em bán vé số sao mà mua nổi. Nhưng ước mơ thì ai cũng có quyền được mơ nên em cứ mơ vậy thôi. Sau này em lớn em đi làm rồi em sẽ có thể tự mua được”, Oanh tâm sự.
Cô Hoàng Thị Lệ Diễm, Giáo viên chủ nhiệm lớp 8/10, trường THCS Huỳnh Văn Nghệ cho biết, Oanh là học sinh khá giỏi ở trường. Trong lớp, Oanh hòa đồng với tất cả bạn bè và luôn cố gắng vươn lên trong học tập. Về phía nhà trường, vì hiểu rõ hoàn cảnh và tai nạn của Oanh nên thầy, cô luôn quan tâm theo dõi và động viện thường xuyên.
Bình luận (0)