Trái đất nhìn từ hướng mặt trăng |
afp/getty |
Mặt trăng có thể hình thành trong vài chục giờ, chứ không phải nhiều tháng hay nhiều năm như vẫn tưởng, theo báo cáo đăng trên chuyên san Astrophysical Journal Letters dẫn kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học NASA (Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ).
Dựa trên giả thuyết được nhiều chuyên gia ủng hộ, một thiên thể tên Theia, kích thước cỡ sao Hỏa, đã đâm vào trái đất non trẻ. Nhờ sự hỗ trợ của các siêu máy tính, đội ngũ NASA đã xây dựng được mô hình vật lý thiên thể hiện đại cho thấy mặt trăng hình thành khá nhanh chóng từ những vật liệu tống ra trong vụ va chạm giữa trái đất và Theia.
Theo mô hình, lớp vỏ ngoài của cả hai hành tinh đều bị tước khỏi phần còn lại của chúng và nhanh chóng kết hợp thành 2 vệ tinh tự nhiên không ổn định. Theo thời gian, vệ tinh nhỏ hơn trở thành mặt trăng, còn trái đất hấp thụ vệ tinh lớn hơn.
Giả thuyết mới giúp giải thích tại sao mặt trăng lại có cấu trúc khoáng chất tương tự trái đất, đặc biệt ở phần về hướng lớp vỏ địa cầu.
Những giả thuyết khác, bao gồm ý tưởng cho rằng mặt trăng tượng hình bên trong một đám quần đảo của đá bốc hơi từ vụ va chạm giữa Theia và trái đất, không đưa ra lời giải thích hợp lý hơn.
Hiếm có: Bụi mặt trăng lấy từ bụng gián được đem ra đấu giá |
NASA hy vọng sử dụng mô hình độ phân giải cao và bổ sung bằng những mẫu vật sẽ được mang về trong các sứ mệnh Artemis để thử nghiệm giả thuyết mới và những giả thuyết khác về sự ra đời của mặt trời.
Các phi hành gia của sứ mệnh Artemis sẽ được giao nhiệm vụ thu thập mẫu vật nằm sâu bên dưới lòng đất của mặt trăng.
Bình luận (0)