Máy bay AirAsia mất tích: Phi công chọn bay thẳng vào 'xưởng tạo bão'

30/12/2014 11:56 GMT+7

(TNO) Một chuyên gia hàng không Úc vào ngày 30.12 cho rằng vụ máy bay AirAsia mất tích là do lỗi con người, vì phi công đã bay thẳng vào khu vực khét tiếng nguy hiểm trên vùng biển Java.

(TNO) Một chuyên gia hàng không Úc vào ngày 30.12 cho rằng vụ máy bay AirAsia mất tích là do lỗi con người, vì phi công đã bay thẳng vào khu vực khét tiếng nguy hiểm trên vùng biển Java.

Chân dung cơ trưởng Iriyanto trên trang web của
tờ Straits Times (Singapore)

Kênh truyền hình 9 News (Úc) dẫn lời ông Neil Hansford cho biết, hoặc cơ trưởng người Indonesia của chuyến bay QZ8501 hoặc cơ phó người Pháp đã hoạch định một đường bay không an toàn.

Các phi công kinh nghiệm thường tránh khu vực này chứ không bay băng qua như chiếc QZ8501, theo ông Hansford.

“Họ gọi vùng đó là ‘xưởng tạo bão’. Bạn phải xác định đường bay vòng tránh nó, chứ không đi xuyên qua nó”, chuyên gia này nói với 9 News.

Người nào vạch ra lộ trình bay cho chiếc Airbus của AirAsia đã phạm phải một sai lầm chết người, ông Hansford nhận định.

“Bất kể ai đã vạch ra lộ trình bay - giờ thì chúng ta không biết là cơ phó người Pháp hay chính cơ trưởng”, chuyên gia hàng không Úc nói.

Ông Hansford nghi ngờ tính liền mạch trong trao đổi giữa cơ trưởng người Indonesia và cơ phó người Pháp.

“Giao tiếp giữa họ thông suốt cỡ nào? Một người nói tiếng Indonesia và người kia thì nói tiếng Pháp. Giao tiếp bằng tiếng Anh giữa họ như thế nào”, ông đặt nghi vấn.

“Tôi đã nói suốt rằng vụ này không bao giờ là do lỗi động cơ”, ông kết luận.

Được biết, chuyến bay mang số hiệu QZ8501 của hãng hàng không giá rẻ AirAsia mất liên lạc với Trạm Kiểm soát không lưu Jakarta (Indonesia) vào lúc 6 giờ 17 phút sáng ngày 28.12 (giờ địa phương), một quan chức thuộc Bộ Giao thông Indonesia thông báo.

Vị này cho hay trước khi mất tích, phi công trên máy bay đã đề nghị đổi hướng sang một "lộ trình bay bất thường" trước khi mất liên lạc với mặt đất.

Máy bay đang bay ở độ cao 32.000 feet (9.753,6 m) và đã đề nghị được bay lên mức 38.000 feet (11.582,4 m) với lý do tránh mây.

Tuy nhiên, Trạm Kiểm soát Không lưu Indonesia đã từ chối vì lo sợ sẽ xảy ra va chạm với máy bay khác đang bay trong khu vực.

Các dữ liệu ghi nhận được trên chuyến bay cho thấy không có bất kỳ cuộc gọi hay tín hiệu kêu cứu nào được phát đi sau khi vụ việc xảy ra.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.