Trẻ con cần được phát triển hài hòa
Là một chuyên gia tâm lý, chị Tô Nhi A cho rằng, một tín hiệu đáng mừng là ngày nay, phụ huynh có con ở độ tuổi nhỏ đa phần là trí thức trẻ, thường xuyên tiếp cận với mạng xã hội, sách báo, nhận thức được lợi ích của việc rèn luyện thể chất kết hợp với học tập. Ở nhiều gia đình, cha mẹ trở thành những người hướng dẫn, hoặc thậm chí là đồng đội hay bạn chơi của con trong các môn thể thao.
Tuy nhiên, đâu đó vẫn còn nhiều gia đình chỉ chú trọng yếu tố học vấn, bỏ lơ yếu tố rèn luyện thể chất. “Cũng không có gì sai nếu phụ huynh nhận thấy được tầm quan trọng của việc học tập đối với con mình. Tuy nhiên đây mới chỉ là góc nhìn ở một trục tọa độ "tri thức", phụ huynh đã quên mất rằng sự phát triển của con mình còn được đo theo các trục tọa độ khác: kỹ năng, thể chất, phẩm chất... Chúng ta có thể hình dung đứa trẻ như một cây non đang lớn, như vậy để cây được phát triển tốt nhất chúng ta không thể chỉ tập trung bón phân, tưới nước, phơi nắng, mà cần phải có sự hài hòa giữa các yếu tố nước, phân bón, ánh sáng,... Con cái chúng ta cũng thế, mong muốn con được phát triển tốt nhất, chúng ta không thể chỉ tập trung ở một trục tọa độ mà cần phải giúp con phát triển đa dạng, toàn diện ở các mặt”, chuyên gia Tô Nhi A đưa ra lời tư vấn.
|
Dâu - con gái 10 tuổi của Thanh Thảo là một câu chuyện rất thú vị về việc rèn luyện thể chất. Dâu rất thích vận động, chạy nhanh; bơi tốt và mê bóng rổ,… Năm nay Dâu được chọn vào đội tuyển bóng rổ của trường nên bạn ấy rất hào hứng.
Thanh Thảo không quá đặt nặng việc con phải học thật xuất sắc. “Mình chỉ cố gắng động viên để con hoàn thành các bài vở ở trường. Thảo không có quan niệm sẽ giúp con làm đúng bài hết hoặc giải thích tất tần tật cho con, bởi vì mình nghĩ bài của con vẫn là bài của con, mình chỉ có nhiệm vụ nhắc nhở, động viên con hoàn thành”, Thanh Thảo chia sẻ. Mỗi buổi tối, sau giờ học, cha mẹ, con cái cùng nhau đánh cờ, tập yoga, tập hít thở, hoặc đơn giản là mở nhạc nhảy để giải phóng năng lượng.
|
Xây dựng niềm đam mê thể thao để con tự nguyện tập luyện, tránh ép buộc
Ý thức được tầm quan trọng của việc rèn luyện thể chất đối với sự phát triển của trẻ là vậy, nhưng áp dụng lên các bé không hề dễ dàng.
Vừa là chuyên gia tâm lý, vừa là người mẹ của hai con trai, Tô Nhi A cho rằng “Cha mẹ phải tính toán thời khóa biểu học hành và tập luyện để không làm cho con cảm thấy quá sức, ngột ngạt”. Việc chơi thể thao của các con chị Tô Nhi A trước hết được chính các con lựa chọn dựa theo đề nghị, định hướng của ba mẹ.
Với Thanh Thảo cũng vậy: Việc tập luyện thể thao, hoạt động thể chất, hay thậm chí đọc sách…, tất cả những việc này phải xuất phát từ ý thức chủ động của các bé, chứ không thể từ sự ép buộc. Nếu bị ép, bản thân các con sẽ không thấy vui, và các con sẽ thấy "trốn được lúc nào thì trốn”.”
|
Để các con có thể vừa học tốt, vừa chơi thể thao hay, điều quan trọng nhất là gia đình và nhà trường cùng nhau gieo được niềm đam mê, yêu thích đó vào cuộc sống hằng ngày của các con.
“Thể thao là một người thầy tuyệt vời”, bởi vì thông qua thể thao, trẻ có thể học được những giá trị sống đáng quý như tinh thần đồng đội, sự bền bỉ, lòng quyết tâm và niềm đam mê, giúp trẻ thành công hơn trong cuộc sống và trở thành “nhà vô địch” thật sự. Đó chính là niềm tin của Nestlé MILO.
Với niềm tin ấy, từ năm 2016, Nestlé MILO đã hợp tác với Bộ GD-ĐT và Tổng cục Thể dục Thể thao triển khai chương trình “Năng Động Việt Nam” (Đề án 641) với sứ mệnh nuôi dưỡng thế hệ trẻ em Việt Nam năng động và khỏe mạnh.
|
Bình luận (0)