Phút cuối, những giai nhân, những nàng thơ, trăng gió, những đau đớn vì bệnh tật rồi cũng qua đi. Chỉ còn duy nhất mẹ.
Hình dung ra Hàn biết mình đã chịu thua bệnh tật, đã đầu hàng số phận, run rẩy viết mấy chữ “lạy từ tạ mẹ” trên giường bệnh mà thấy thương Hàn vô cùng và cũng thương những bà mẹ vô cùng.
tin liên quan
Yên nào những giấc chập chờn...Tôi cứ ấn tượng mãi với cách anh bạn “ghi nợ” mẹ. Biết mẹ đã già, rồi cũng đến lúc mẹ ra đi; nhưng tình thương dài rộng, thẳm sâu thế nào mới mong mỏi mẹ hiện diện thêm từng phút từng giây trên cõi đời với mình bằng câu “ghi nợ” như thế.
3. Mẹ tôi năm nay đã 90 tuổi, quên nhiều hơn nhớ. Có hôm, nửa đêm, nghe sột soạt dưới phòng, tôi xuống kiểm tra thì thấy bà ngồi thừ trên giường.
Hỏi sao mẹ không ngủ, bà buồn buồn nói: “Em nhớ mẹ em quá!” (thỉnh thoảng do lẫn lộn, bà vẫn xưng “em” với tôi), khiến tôi ứa nước mắt.
“Bà ngoại qua đời mấy chục năm rồi, mẹ không nhớ à” - tôi nói. Nghe vậy, bà thảng thốt: “Mẹ em chết hồi nào mà em không biết nhỉ?” rồi lại ngồi thừ người ra. Có lẽ trong mớ hỗn độn do tuổi tác, bà lại đang nhớ về người mẹ trong cõi xa xăm.
Nói chuyện qua lại một lát, nhắc chuyện gì bà cũng nghĩ ngợi, phân vân vì gần như đã quên hết, nhưng khi tôi hỏi: “Mẹ còn nhớ tên bà ngoại không?”, thì bà nói ngay: “Nhớ chứ! Mẹ em tên là bà Tư Bình, ở làng Rét...”.
Thì ra trong sâu thẳm của con người, dù trí óc không còn minh mẫn, dù đã quên rất nhiều thứ nhưng mẹ thì vĩnh viễn không quên. Đó là một nỗi nhớ mặc định.
Bà ngoại của hai đứa con tôi mất đã bốn tháng nhưng nhiều đêm, trong cơn mơ ngủ, vợ tôi vẫn nằm khóc rấm rứt, sáng dậy cứ thẫn thờ: Đêm qua em lại nằm mơ thấy mẹ. Nhớ mẹ quá!
Tuổi nào cũng cần có mẹ, nhưng hình như càng có tuổi, người ta càng thương mẹ hơn.
Bình luận (0)