“Mẹ Việt chỉ nuôi con bằng mắt, bằng tai mà không nuôi con bằng não” - phát ngôn “chấn động” của nhà văn Trang Hạ là câu nói được các mẹ bỉm sữa “truyền tai” nhau nhiều nhất trong tuần qua.
Mẹ Việt chợt "giật mình" trước vấn đề nuôi con theo cảm tính mà Trang Hạ nêu ra trong bài viết |
Vì đâu một “cây bút” nổi tiếng sắc sảo lại có khẳng định quy chụp và đụng chạm đến vậy?
Từ giật mình…
Khởi điểm của câu nói trên đến từ chia sẻ của Trang Hạ trên trang cá nhân sau khi đọc một bài báo bình luận về cách chăm con của các bà mẹ Việt. Cô “chỉ trích” chính các bà mẹ, do thiếu hiểu biết trong việc chọn lựa sản phẩm cho con, thiếu chủ động trong việc đòi hỏi quyền lợi người tiêu dùng… đã vô tình đẩy mẹ và bé vào hoàn cảnh “bị dắt mũi”.
Lật lại lịch sử thì đây không phải lần đầu tiên Trang Hạ có một phát ngôn gây chấn động. Bên cạnh các tác phẩm nổi danh chốn văn đàn, cô cũng là nhà văn “sở hữu” nhiều phát ngôn gây “bão” dư luận.
Trang Hạ bức xúc trước thực trạng nuôi con bằng “tai và mắt”
|
Với những người đã không ủng hộ Trang Hạ, phát ngôn mới nhất của cô về các bà mẹ Việt càng tạo thêm lí do cho nhiều tranh cãi gay gắt nổ ra. Nhưng những người yêu Trang Hạ, hay cụ thể hơn là những khán giả yêu con chữ và những tác phẩm của nhà văn này, lại tỉnh táo hoài nghi: hẳn Trang Hạ có lý lẽ của riêng mình?
… đến vỡ lẽ
Chẳng phải ngẫu nhiên Trang Hạ được mệnh danh là "nhà văn của đàn bà" bởi các tác phẩm của cô luôn thể hiện sự đấu tranh không mệt mỏi vì nữ quyền và hạnh phúc của phụ nữ. Mà một tác giả yêu phụ nữ đến thế, chắc chắn chẳng bao giờ chỉ trích phụ nữ vô cớ, nhất lại là phụ nữ làm mẹ.
Hãy gạt bỏ phản ứng tự vệ ban đầu để nhìn nhận khách quan thông điệp Trang Hạ truyền tải đằng sau phát ngôn gây shock này! Cụ thể hơn, hãy thử phân tích vấn đề cô đã đặt ra, nếu chọn sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ mà không có kiến thức về nguồn gốc sản phẩm, lợi hại sẽ thế nào?
Từ trước đến nay, một trong những “căn bệnh” trầm kha nhất của người tiêu dùng Việt chính là “tâm lý đám đông”, thích chọn mua những hàng hóa, sản phẩm được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, thực hư chất lượng của những sản phẩm này thế nào, xem chừng không ai trả lời được. Còn nhớ cách đây vài năm, có một dòng sữa công thức cho trẻ em nổi tiếng xuất xứ từ Nhật Bản được các bà mẹ đổ xô mua cho con bất chấp giá sản phẩm rất cao so với mặt bằng chung thời bấy giờ. Mẹ nào cũng khăng khăng sữa ngoại giá cao chắc chắc chất lượng cũng tương xứng. Đột nhiên một ngày, cơ quan kiếm soát dịch bệch quốc gia Hàn Quốc thông báo phát hiện mầm mống vi khuẩn E-coli có thể gây viêm ruột và nhiễm độc máu trong loại sữa này. Mặc dù chưa tìm thấy các bằng chứng về sự xuất hiện các vi khuẩn E-coli tại thị trường sữa Việt Nam, nhưng đây có thể là lời cảnh tỉnh đầy sức nặng đối với mẹ Việt.
Trở lại với tuyên ngôn của Trang Hạ, ở đây, rõ ràng nhà văn này đang chỉ trích sự “nhẹ dạ” của một bộ phận các bà mẹ khi dễ cả tin vào các mẩu quảng cáo long lanh hay những lời rủ rê xu thế. Trang Hạ không đồng tình kiểu chăm sóc con mập mờ, nghe cái gì "tốt" cũng cho trẻ thử và đổi liên tục. Chọn mà không biết sản phẩm thế nào, thực hư nguồn gốc, thành phần, quá trình sản xuất chế biến ra sao… thì “thương nhau kiểu ấy bằng mười hại nhau”. Thử tưởng tượng, nếu trẻ dùng một sản phẩm có chất lượng không tốt thì hậu họa gì có thể xảy ra, sự phát triển của trẻ sẽ bị tác động tiêu cực đến thế nào?
Một số bà mẹ “chung chiến tuyến” với Trang Hạ củng cố thêm lập luận của cô bằng cách dẫn chứng hành vi tiêu dùng của các mẹ ở những nước phát triển, họ luôn có thói quen truy xuất nguồn gốc sản phẩm để hiểu rõ thông tin từ đầu vào đến đầu ra. Nhưng nói đi cũng phải nói lại, thói quen tiêu dùng hiện tại của các mẹ Việt, bên cạnh việc chưa nhận thức đúng đủ vấn đề thì phần lớn lại xuất phát từ nguyên do các nhãn hàng chưa thực sự cởi mở để người tiêu dùng có thể truy xuất được những thông tin mình cần.
Không có tham vọng làm “người hùng” trong lòng các bà mẹ, Trang Hạ chỉ muốn nêu vấn đề để tạo nhận thức, từ đó góp phần thay đổi thực trạng đáng báo động kể trên, để thế hệ trẻ có điều kiện phát triển thuận lợi và tối ưu nhất; lớn lên khỏe mạnh hơn, thông minh hơn...
Này các bà mẹ Việt, hãy học cách “soi” sản phẩm một cách thông minh, trở thành người đi đầu trong xu hướng truy xuất nguồn gốc các sản phẩm dinh dưỡng vì tương lai và sự phát triển của con trẻ.
Bình luận (0)