Tây nguyên, Nam Trung bộ và Nam bộ đề phòng rầy nâu và đạo ôn trên lúa
|
thể giảm còn dưới 12 - 140C, sương mù xuất hiện khá nhiều ở vùng núi cũng như đồng bằng trung du.
Không khí lạnh sẽ tràn xuống tới miền Trung, kết hợp với điều kiện địa hình đón gió và ẩm nên có thể xảy ra đợt mưa lớn có khả năng sinh lũ quét, sạt lở đất vùng núi, ngập lụt vùng đồng bằng; đề phòng các hiện tượng thời tiết nguy hiểm giông sét, lốc xoáy và gió giật. Nhiệt độ miền Trung cũng sẽ giảm vài độ, đêm và sáng trời lạnh và trở gió. Càng xuống phía nam trời ít lạnh hơn, qua khỏi đèo Hải Vân nhiệt độ không thay đổi nhiều, chỉ trở lạnh vào ban đêm nhưng có nơi mưa to và gió mùa đông bắc thổi mạnh.
Thời tiết miền Nam vào cuối tuần sáng nắng đến trưa, chiều có mưa giông, riêng vùng ven biển Kiên Giang,
Cà Mau, vịnh Thái Lan có nơi mưa vừa mưa to do chịu ảnh hưởng bởi rãnh áp thấp. Qua tuần sau, không khí lạnh sẽ khuếch tán sâu xuống phía nam, rãnh thấp suy yếu nên mưa có xu hướng giảm nhẹ, nhưng do các nhiễu động trong đới gió đông bắc từ biển vào nên vẫn có nơi mưa xảy ra vào chiều và đêm trên diện hẹp. Miền Nam cũng cần đề phòng giông sét và gió giật.
Nhìn chung, thời tiết ở miền Bắc với những cơn mưa muộn mùa, nền nhiệt độ giảm rõ và bắt đầu có rét, lạnh xen kẽ với nắng ấm nên cần chuẩn bị cho các đàn gia cầm gia súc khi tiết trời cuối thu trở gió, bệnh có thể tăng và lan rộng.
Các tỉnh Tây nguyên, Nam Trung bộ và Nam bộ tiếp tục đề phòng rầy nâu và bệnh đạo ôn lá, cổ bông trên các trà lúa trong giai đoạn đẻ nhánh đến đòng trổ. Cần tranh thủ những ngày có nắng tốt, nước rút sau đợt triều cường, vệ sinh đồng ruộng, tiêu thoát nước nhanh, gieo sạ lúa đông xuân sớm không quá dày để tránh thiệt hại do điều kiện thời tiết ngày nắng, đêm lạnh và sương mù thuận lợi cho đạo ôn bộc phát. Ngoài ra, các vườn cam - quýt -bưởi ở các tỉnh ĐBSCL cần chăm sóc sau thời gian ngập lũ kéo dài, tăng cường phân bón và diệt trừ sâu bệnh, vi rút gây bệnh làm thối, rụng trái.
Bình luận (0)