Qua tuần sau sẽ có đợt không khí lạnh cường độ mạnh tràn về, miền Bắc lại đón một đợt rét mới, có thể kéo dài suốt cả tuần. Nhiệt độ giảm 5 - 7 độ so với cuối tuần này, thấp nhất từ 10 – 13 độ C, vùng núi cao từ 1.500 m trở lên có thể lại xuất hiện băng giá, nhiệt độ tại Mẫu Sơn, Sa Pa, Sìn Hồ, Pha Đin... 2 – 5 độ C hoặc thấp hơn.
Miền Trung thời tiết cuối tuần khá dễ chịu, mưa giảm, không rét. Từ thứ ba (9.1) trở đi thời tiết sẽ chuyển nhiều mây và mưa trên diện rộng, chủ yếu mưa nhỏ mưa vừa, trời rét đậm ở các tỉnh từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh với nhiệt độ 12 – 14 độ C, còn từ Quảng Bình đến Thừa Thiên-Huế sẽ là 15 – 17 độ C, mưa và gió bấc khiến cảm giác rét lạnh hầu như cả ngày và đêm. Mưa sẽ mở rộng dần xuống phía nam đèo Hải Vân, vùng ven biển từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi, Bình Định trời trở lạnh đêm và sáng với nhiệt độ 17 – 19 độ C, ban ngày trời mát, có lúc mưa nhỏ mưa vừa.
tin liên quan
Miền Bắc, miền Trung chìm trong giá rétRãnh thấp phía nam tan dần và gió đông bắc suy yếu, nhưng vẫn còn những nhiễu động nhỏ gây mưa trái mùa, mưa xảy ra trên diện hẹp vào chiều tối, chủ yếu ở các tỉnh ĐBSCL vùng gần biên giới tây nam, còn miền Đông có mưa ở Bình Phước, bắc Đồng Nai và TP.HCM cũng sẽ có mưa nhỏ vài nơi. Từ giữa tuần sau không khí lạnh tràn sâu xuống phía nam sẽ làm trời trở lạnh đêm về sáng với nhiệt độ thấp nhất ở miền Đông từ 19 – 20 độ C, Long Khánh có thể dưới 18oC. Các nơi khác kể cả TP.HCM 19 – 22 độ C, sương mù và mù khô có thể xuất hiện trên diện rộng. Các tỉnh miền Tây Nam bộ có thể mưa trái mùa vào chiều tối 10.1 do nhiễu động theo đới gió đông từ biển vào. Theo dự báo mới nhất, trong tháng chạp âm lịch vẫn còn ít nhất 1 - 2 cơn mưa trái mùa ở Nam bộ. Trong khi đó trời còn lạnh và số giờ nắng thiếu hụt, lượng bốc hơi không mạnh sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, lúa và hoa màu.
Đối với ngư dân ra khơi và các vùng ven biển đề phòng gió mùa đông bắc sẽ hoạt động mạnh từ ngày 9 - 15.1.
Thời tiết tiếp tục gây bất lợi cho nông nghiệp trên cả nước, miền Bắc tập trung lo chống rét. Miền Trung mưa ẩm, ít nắng nên các đối tượng gây hại có nguy cơ phát triển và lan nhanh trong thời gian tới trên lúa, mía, sắn, hồ tiêu.
Ở khu vực miền Đông Nam bộ, bệnh chết nhanh và chết chậm trên cây hồ tiêu có dấu hiệu gia tăng, cây điều tăng bọ xít muỗi và bệnh thán thư. Các tỉnh ĐBSCL chú ý theo dõi diễn biến sâu bệnh trên lúa đông xuân, nhất là với rầy nâu và sâu năn, ốc bươu vàng.
Bình luận (0)