Xuất thân trong gia đình làm nghề cây kiểng ở làng hoa Sa Đéc nên khi trưởng thành ông Nguyễn Phước Lộc (52 tuổi, ngụ xã Tân Khánh Đông, TP.Sa Đéc, Đồng Tháp) quyết tâm giữ nghề truyền thống này. Hơn 30 năm qua, ông đã tạo tác và sưu tầm hàng trăm tác phẩm kiểng cổ, bonsai… ấn tượng. Đặc biệt, ông đang sở hữu cặp me “khủng” được công nhận kỷ lục “Cặp me kiểng cổ nhất Việt Nam”.
Cặp me của ông Lộc được xác lập kỷ lục “Cặp me kiểng cổ nhất Việt Nam” |
DUY TÂN |
Ông Lộc kể, năm 1993, trong chuyến đi Tiền Giang, ông tình cờ phát hiện cặp me có hình dáng khá đồng đều nên mua về chăm sóc. Cây me được sửa theo kiểu tứ diện sơn thủy, mỗi một chi có 2 nhánh. Đến nay, cặp me này có tuổi đời hơn 150 năm tuổi.
Thân cây cao 6 m, đường kính tán cây 3,5 m, bề hoành gốc 1,4 m, có dáng hình cây thông (nhỏ dần từ gốc đến ngọn). Với sự độc đáo về ngoại hình, cặp me của ông Lộc đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là “Cặp me kiểng cổ nhất Việt Nam”. Đây là cây kiểng cổ đầu tiên ở Đồng Tháp được xác lập kỷ lục Việt Nam.
Ông Lộc bên cặp me kiểng cổ của mình |
DUY TÂN |
Tuy đã hơn 150 tuổi nhưng mỗi năm cây vẫn ra hoa và đậu trái. Có nhiều người đến hỏi mua, thậm chí trả giá 10 tỉ đồng, nhưng ông Lộc chưa có ý định bán mà để dành trưng bày trong khuôn viên nhà.
Thân cây cao 6 m, đường kính tán cây 3,5 m, bề hoành gốc 1,4 m |
DUY TÂN |
Cây được uốn tỉa đẹp mắt |
DUY TÂN |
Cành lá xanh tươi tốt |
DUY TÂN |
Hơn 1.000 tác phẩm bonsai vô cùng ấn tượng trong vườn kiểng của ông Lộc |
DUY TÂN |
Bên cạnh cặp me kiểng cổ, ông Lộc còn sở hữu cặp vạn niên tùng lập kỷ lục Việt Nam, hơn 10 cây kiểng trên dưới 100 năm tuổi như: mai chiếu thủy, vạn niên tùng, nguyệt quế, sộp, gừa… và hơn 1.000 tác phẩm bonsai vô cùng ấn tượng.
Bình luận (0)