Miền Trung tránh bão

Từ mấy hôm nay nhiều gia đình đã sẵn sàng các trang bị cần thiết đương đầu với thiên tai. Ý thức người dân, nhất là ở các đô thị như Huế, Đà Nẵng đã chấp hành rất tốt các khuyến nghị về phòng chống bão .

Bão rồi lũ liên tục quành đi, quần lại mấy tỉnh miền Trung, chà xát tan hoang mảnh đất vốn đã khó khăn, chịu nhiều đau thương mất mát. Nhưng trong khắc nghiệt, khó khăn đó điều đáng mừng là tinh thần thích nghi chung sống của người dân ngày một tốt lên.

Bão số 13: Chú bé hơn tháng tuổi và chuyến chạy bão đầu đời ở Quảng Trị

Từ mấy hôm nay nhiều gia đình đã sẵn sàng các trang bị cần thiết đương đầu với thiên tai. Ý thức người dân, nhất là ở các đô thị như Huế, Đà Nẵng đã chấp hành rất tốt các khuyến nghị về phòng chống bão. Thậm chí ý thức tự trang bị kiến thức của từng người dân đôi khi còn khiến chúng ta ngạc nhiên.
Tôi đây cũng chỉ xem các trang dự báo thời tiết trong nước (kể cả trang cá nhân các chuyên gia), nhưng nam phụ lão ấu ở làng Thanh Khê (một làng ở xã Thanh Trạch, H.Bố Trạch, Quảng Bình) ai cũng xem mạng của hải quân Mỹ dù họ không biết một hạt tiếng Anh. Xem xong nói lại hướng bão, cấp bão, tâm đổ bộ vùng nào, vùng nào ảnh hưởng cứ như nhà... khí tượng.
Dân từng vùng đều có kinh nghiệm riêng, kinh nghiệm đó có từ đời sống thực tế. Như ở Lệ Thủy quê tôi, hay nhìn vào trái tre (tre cũng có trái), nhìn vào đàn kiến di chuyển, và cũng nghe... mùi nước mắm (tất nhiên phải là nước mắm truyền thống). Kinh nghiệm đó rất hữu ích cho từng vùng, vì dự báo thời tiết của quốc gia không thể chi tiết đến tận từng địa điểm. Kinh nghiệm đó giúp cho họ tồn tại với thiên nhiên vốn dĩ khác nghiệt của “đòn gánh” miền Trung.

Cụ bà 83 tuổi trước bão số 13: "Chưa bao giờ bão lụt dữ như năm ni"

Mấy lần gặp Nguyễn Tùng, một thuyền trưởng nhà ở Đà Nẵng, tôi đều hỏi chuyện kinh nghiệm bão, mưa gió… của người đi biển. Tùng bảo, cái đó bình thường anh, dân biển ai cũng có thể biết thời tiết qua mùi mắm, nước mắm, nói chung là các thứ chế biến từ hải sản, thủy sản. Họ có thể biết ngày mai hay mấy ngày nữa thì mưa, bão, mấy ngày thì nắng to... Cái đó dễ. Tôi hiểu từ dễ mà Tùng nói là không hề dễ, vì nó đã được đúc kết từ hàng đời và ăn vào máu thịt, vào đời sống của con người. Không chỉ mùi mắm mà từ cây cỏ, từ độ ấm, lạnh của nước biển...
Nhưng khí hậu trái đất đã có sự biến đổi khác thường, vì thế, kinh nghiệm cũng phải luôn được bổ sung. Đừng để “bất ngờ”, kiểu biết lụt to nhưng không ngờ to thế này, bất ngờ là... thua.
Bây giờ nhiều phương tiện, tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhiều nghiên cứu khoa học, lẫn kiến thức… người miền Trung không chỉ còn dựa vào kinh nghiệm, họ biết tự học, tự tìm tòi để thích ứng nhanh với hoàn cảnh.
Nói đơn giản hơn là để tự cứu mình.
 

Đường phố Đà Nẵng vắng hoe, nín thở trước giờ cuồng phong bão số 13 đổ bộ

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.