Rất mau mắn sau khi cắt hợp đồng HLV Miura trước thời hạn, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) lại dẫn dắt dư luận theo một hướng khác là tìm thầy mới cho bóng đá Việt Nam.
HLV Miura (thứ 3 từ trái sang) đã thỏa mãn mọi thành tích trong tầm ngắm của VFF - Ảnh: Mai Nhung
|
VFF xem chuyện sa thải ông thầy người Nhật là đương nhiên và lại hối hả với guồng quay mới chọn HLV thay thế. Chiêu bài này rất cũ nhằm lập lờ chạy trốn trách nhiệm của những người thiếu năng lực và kinh nghiệm nên vớ phải hàng kém chất lượng mà mãi gần hai năm chịu đựng mới dám cắt bỏ.
Cũng may cho VFF khi ông Miura đón nhận cái cách bị mất việc qua giới truyền thông một cách thanh thản và còn hào phóng tặng luôn cho “ông chủ” hai tháng lương, tương đương 400 triệu đồng.
Ông Miura bị cho là không phù hợp với bóng đá Việt Nam nhưng ngay cả người trong cuộc vẫn không ai biết mục đích của VFF ra sao?
Bởi suy cho cùng HLV Miura đã thỏa mãn mọi thành tích trong tầm ngắm của VFF (vào bán kết AFF Cup và SEA Games), riêng vòng chung kết U.23 châu Á thì họ cũng đâu mong gì vào sâu.
Còn nếu VFF nói ông Miura sai trong cách xây dựng lối chơi cho học trò để cắt hợp đồng cũng khó thuyết phục vì chẳng ai bảo ông phải làm gì cả.
Bầu Đức với tư cách phó chủ tịch VFF đã từng nói thẳng thắn ở Hội nghị ban chấp hành VFF rằng nếu còn HLV Miura thì bóng đá Việt Nam không thể phát triển. Thế mà những người có chức năng thẩm định năng lực thầy ngoại và quyết định mời ông Miura vẫn không có ý kiến gì đồng thuận hoặc phản ứng với bầu Đức. Nó chứng tỏ nội bộ VFF cố tình “mũ ni che tai” và cuốn theo chiều gió khi bầu Đức chủ trì cuộc họp bất thường VFF sau vòng chung kết U.23 châu Á.
HLV Miura mất việc trong khi VFF không thể và không muốn xác định ai gây thiệt hại cho bóng đá Việt Nam đã vội tìm người thay thế chẳng khác gì đánh bùn sang ao rồi lèo lái sự chú ý theo hướng khác.
Điều này nguy hiểm ở chỗ là sau khi đổ hết cho ông thầy người Nhật mà không chịu làm rõ nguyên nhân đã vội vã chọn ông khác sẽ không thể giải quyết tận gốc vấn đề.
Hơn 20 năm qua, VFF mãi loay hoay nhìn nhận thầy ngoại phù hợp rồi bỏ, chọn thầy nội cũng thấy không xong lại xoay qua thầy ngoại.
Cứ thế, cứ thế VFF như con kiến leo cành đa, leo phải cành cụt leo ra leo vào mà không biết mình sẽ leo đến khi nào.
Bây giờ thì VFF lại nghiêng về phương án thầy nội như để tái khẳng định thời điểm này là phù hợp và nhằm xóa đi sai lầm của chính họ trong cách mời lẫn định hướng cho thầy ngoại.
Thực chất VFF đã nhiều lần từng đề cao vai trò thầy nội và hứa hẹn tạo điều kiện đủ điều nhưng khi vào cuộc rồi mới thấy họ chưa được trân trọng đúng mức.
Nhìn vào tấm gương của HLV Phan Thanh Hùng và đồng nghiệp Hoàng Văn Phúc vài năm trước đây chắc chắn sẽ khiến nhiều thầy nội ngao ngán nếu VFF không trao cho gậy lẫn cà rốt.
Thầy ngoại hay nội rồi cũng sẽ thất bại với bóng đá Việt Nam một khi VFF vẫn không có vai trò định hướng và không biết phải giao việc gì thì thầy mới nào vẫn dễ gặt số phận cũ mà thôi.
Cũng may cho VFF khi ông Miura đón nhận cái cách bị mất việc qua giới truyền thông một cách thanh thản và còn hào phóng tặng luôn cho “ông chủ” hai tháng lương, tương đương 400 triệu đồng.
Ông Miura bị cho là không phù hợp với bóng đá Việt Nam nhưng ngay cả người trong cuộc vẫn không ai biết mục đích của VFF ra sao?
Bởi suy cho cùng HLV Miura đã thỏa mãn mọi thành tích trong tầm ngắm của VFF (vào bán kết AFF Cup và SEA Games), riêng vòng chung kết U.23 châu Á thì họ cũng đâu mong gì vào sâu.
Còn nếu VFF nói ông Miura sai trong cách xây dựng lối chơi cho học trò để cắt hợp đồng cũng khó thuyết phục vì chẳng ai bảo ông phải làm gì cả.
Bầu Đức với tư cách phó chủ tịch VFF đã từng nói thẳng thắn ở Hội nghị ban chấp hành VFF rằng nếu còn HLV Miura thì bóng đá Việt Nam không thể phát triển. Thế mà những người có chức năng thẩm định năng lực thầy ngoại và quyết định mời ông Miura vẫn không có ý kiến gì đồng thuận hoặc phản ứng với bầu Đức. Nó chứng tỏ nội bộ VFF cố tình “mũ ni che tai” và cuốn theo chiều gió khi bầu Đức chủ trì cuộc họp bất thường VFF sau vòng chung kết U.23 châu Á.
HLV Miura mất việc trong khi VFF không thể và không muốn xác định ai gây thiệt hại cho bóng đá Việt Nam đã vội tìm người thay thế chẳng khác gì đánh bùn sang ao rồi lèo lái sự chú ý theo hướng khác.
Điều này nguy hiểm ở chỗ là sau khi đổ hết cho ông thầy người Nhật mà không chịu làm rõ nguyên nhân đã vội vã chọn ông khác sẽ không thể giải quyết tận gốc vấn đề.
Hơn 20 năm qua, VFF mãi loay hoay nhìn nhận thầy ngoại phù hợp rồi bỏ, chọn thầy nội cũng thấy không xong lại xoay qua thầy ngoại.
Cứ thế, cứ thế VFF như con kiến leo cành đa, leo phải cành cụt leo ra leo vào mà không biết mình sẽ leo đến khi nào.
Bây giờ thì VFF lại nghiêng về phương án thầy nội như để tái khẳng định thời điểm này là phù hợp và nhằm xóa đi sai lầm của chính họ trong cách mời lẫn định hướng cho thầy ngoại.
Thực chất VFF đã nhiều lần từng đề cao vai trò thầy nội và hứa hẹn tạo điều kiện đủ điều nhưng khi vào cuộc rồi mới thấy họ chưa được trân trọng đúng mức.
Nhìn vào tấm gương của HLV Phan Thanh Hùng và đồng nghiệp Hoàng Văn Phúc vài năm trước đây chắc chắn sẽ khiến nhiều thầy nội ngao ngán nếu VFF không trao cho gậy lẫn cà rốt.
Thầy ngoại hay nội rồi cũng sẽ thất bại với bóng đá Việt Nam một khi VFF vẫn không có vai trò định hướng và không biết phải giao việc gì thì thầy mới nào vẫn dễ gặt số phận cũ mà thôi.
Bình luận (0)