Mở cửa xe nhập không chính hãng, người tiêu dùng được 1 mất 10

Có ý kiến cho rằng, người tiêu dùng sẽ được lợi về giá xe sau khi Thông tư 20 hết hiệu lực từ 1.7 mở cửa cho xe nhập khẩu không chính hãng, trỗi dậy cạnh tranh gay gắt với xe chính hãng. Liệu có đúng?

Có ý kiến cho rằng, người tiêu dùng sẽ được lợi về giá xe sau khi Thông tư 20 hết hiệu lực từ 1.7 mở cửa cho xe nhập khẩu không chính hãng, trỗi dậy cạnh tranh gay gắt với xe chính hãng. Liệu có đúng?

>> 'Thả cửa' thị trường ô tô nhập khẩu: Lợi bất cập hại
>> Thị trường xe Việt sắp đón biến động giá từ 1.7?
>> Thuế TTĐB mới: Giá xe nhỏ giảm nhẹ, xe sang tăng mạnh

Cạnh tranh gay gắt, giá bán xe có thể giảm

Việc Thông tư 20 hết hiệu lực từ 1.7 đang dấy lên nhiều luồng tranh cãi trong cộng đồng chơi xe, kinh doanh và mua bán xe. Trong đó, viễn cảnh Thông tư 20 hết hiệu lực giúp mở khóa cho xe không chính hãng nhập tràn lan vào thị trường, các DN nhập khẩu nổi lên như nấm sau mưa là dự báo rất gần, chắc chắn sẽ xảy ra nếu không có văn bản, quy định thay thế quản lý chặt chẽ.

Thông tin này dẫn đến nhiều luồng dư luận trái triều trong đó có ý kiến cho rằng việc cởi trói cho DN nhập khẩu không chính hãng sẽ dẫn tới những cạnh tranh khốc liệt trên thị trường từ đó người tiêu dùng có thể hưởng lợi ở giá bán tốt hơn. Dù không biết bằng cách nào nhưng rõ ràng xe nhập không chính hãng luôn có giá bán tốt hơn xe chính hãng cùng cấu hình.

Người tiêu dùng Việt có thể được mua xe với giá tốt hơn?

Nếu nói xe chính hãng có giá bán cao hơn là lẽ đương nhiên vì chi phí cơ sở hạ tầng, hậu mãi, quảng bá lớn cũng không đúng bởi khoản đầu tư đã được bù trừ bằng việc các DN này mua được xe với giá ưu đãi hơn vì nhập trực tiếp từ nhà máy. Chính vì vậy, việc xe nhập không chính hãng có giá quá chênh lệch với xe chính hãng cũng khiến không ít người đặt câu hỏi. Dù sao, với việc mở cửa cho xe nhập không chính hãng, người tiêu dùng có thể tiếp cận được với những mẫu xe có giá hấp dẫn hơn hiện tại, thậm chí trang bị cũng hứa hẹn phong phú hơn. Vậy tại sao lại nói “Người tiêu dùng được 1 mất 10”?

“Được nọ, mất chai”

Như đã nói ở trên chắc chắn việc mở cửa cho xe nhập chính hãng sẽ tạo điều kiện cho người tiêu dùng có cơ hội mua được xe hơi với giá tốt hơn, chủ yếu đến từ các đơn vị nhập khẩu tư nhân không chính hãng. Xe phân phối chính hãng cũng có thể được giảm giá nhưng khả năng này không cao bởi có giảm cũng chỉ ở mức độ nhất định và điều này đồng nghĩa với việc công nhận sự bất lực trước xe không chính hãng.

Chính vì vậy, nếu tìm đến xe không chính hãng để có mức giá ưu đãi hơn khách hàng có thể phải thấp thỏm về bảo hành, bảo dưỡng đặc biệt là khi gặp những lỗi nghiêm trọng. Tất nhiên, phía đại lý bán xe hay xưởng sửa chữa bên ngoài đều có thể khắc phục những lỗi này nhưng thời gian chờ đợi thường mất nhiều hơn cũng như những vấn đề liên quan đến nguồn gốc xuất xứ, chất lượng linh phụ kiện thay thế.

Nếu chọn xe không chính hãng vì giá bán, người tiêu dùng có thể không được bảo hành, bảo dưỡng như ý

Thậm chí cả trang thiết bị sửa chữa, bảo dưỡng, tay nghề kỹ thuật viên cũng khiến nhiều khách hàng khó tính băn khoăn bởi các đại lý chính hãng đều được trang bị những thiết bị hiện đại, nhân viên được đào tạo đúng theo tiêu chuẩn của hãng mẹ. Nếu đen đủi, xe không chính hãng không may bị nằm trong diện triệu hồi sẽ rất khó được thực thi đúng với quyền lợi như xe chính hãng, đặc biệt là đối với những xe “hết bảo hành” sử dụng được 5-10 năm.

Ngoài ra, những sản phẩm không chính hãng có thể không phù hợp với khí hậu, diễn biến thời tiết tại thị trường Việt Nam dẫn tới lỗi vặt, nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng tới khả năng vận hành. Đặc biệt là khi nhập xe tại các thị trường có khí hậu lạnh, hanh khô ngay yêu cầu chất lượng nhiên liệu cao hơn sẽ khó phù hợp với thị trường Việt Nam. Bởi lẽ, mỗi sản phẩm bán ra tại một thị trường đều được tính toán kỹ thậm chí chạy thử nghiệm từ đó hiệu chỉnh lại cho phù hợp với điều kiện đường xá, đặc biệt là khí hậu của nước sở tại.

Việc loạn xe chính hãng và không chính hãng sẽ khiến người tiêu dùng Việt khó chọn xe hơn

Đó cũng là lý do hầu hết các nhà sản xuất ô tô đều cấm các đại lý, nhà phân phối của mình bán xe sang thị trường thứ 3 bởi ngoài yếu tố cạnh tranh còn có nhiều bất cập khác. Đặc biệt, nếu xảy ra lỗi do yếu tố kỹ thuật không phù hợp sẽ ảnh hưởng nặng nề tới giá trị thương hiệu, niềm tin khách hàng tại những thị trường này. Đấy là chưa kể trường hợp doanh nghiệp bán xe không chính hãng "phủi tay" hoặc kinh doanh thua lỗ dẫn tới phá sản, lúc này phần thiệt luôn thuộc về người tiêu dùng.

Dù tốt dù xấu, việc mua xe không chính hãng vốn không dành cho đại đa số người tiêu dùng. Nó phù hợp hơn với những khách hàng tìm đến siêu xe, xe siêu sang hay những mẫu xe không bán chính hãng tại Việt Nam. Tất nhiên, để tránh tình trạng độc quyền, nâng giá của chính một số DN kinh doanh xe chính hãng thì nhà quản lý cần có những biện pháp triệt để, hiệu quả hơn để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng nhưng như đã phân tích ở trên và lợi bất cập hại từ việc "thả cửa" thị trường ô tô nhập khẩu ở bài trước, việc mở cửa cho xe không chính hãng hẳn không phải là ý hay…

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.