GS-TSKH Hoàng Văn Kiếm trong bài viết gửi Báo Thanh Niên đặt ra một vấn đề rất mới: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đặt mục tiêu là “Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để khẳng định bản thân”. Tuy nhiên, đã đến lúc cần thay đổi mục tiêu học tập này.
UNESCO đặt mục tiêu là “Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để khẳng định bản thân”. Trong bối cảnh mới khi thế giới có nhiều biến động, đổi thay liệu tất cả những mục tiêu này còn phù hợp? |
nhật thịnh |
Theo GS-TSKH Hoàng Văn Kiếm, cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện nay với những thành tựu đột phá của công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo (AI) đã biến đổi sâu sắc mọi hoạt động, hình thái kinh tế xã hội, đặc biệt là giáo dục đào tạo. Thế giới ngày càng biến động phức tạp, thay đổi rất nhiều và rất nhanh. Theo nghiên cứu, khoảng 80% việc làm hiện nay sẽ được loại bỏ hoặc được robot, máy in 3D đảm nhiệm trong 10-15 năm tới. Vậy trong bối cảnh này, “học để biết, học để làm” có còn phù hợp?
Trên cơ sở đó, GS-TSKH Hoàng Văn Kiếm đề xuất mục tiêu học tập mới ở hiện nay phải là: Học CÁCH BIẾT; Học CÁCH LÀM; Học để KẾT NỐI; Học để PHÁT TRIỂN bản thân.
Từ đề xuất này, với mong muốn nhận được ý kiến đa chiều nhằm hướng đến một mục tiêu giáo dục trong thời kỳ mới với nhiều đổi thay và biến động từng ngày, Báo Thanh Niên mở diễn đàn: “Học thế nào trong thế giới nhiều thay đổi?”. Bạn đọc vui lòng gửi bài viết theo địa chỉ email:[email protected]. Trân trọng cảm ơn.
Bình luận (0)