Mỗi ngày Trung Quốc bồi đắp phi pháp 32.000 m2 trên Đá Xu Bi

20/06/2015 06:00 GMT+7

(TNO) Hình ảnh chụp từ vệ tinh tính tới ngày 5.6 vừa qua cho thấy Trung Quốc đã tăng diện tích Đá Xu Bi đến 74% chỉ trong vòng 2 tháng, trung bình mỗi ngày bồi đắp phi pháp thêm 32.000 m2 trên bề mặt ở đây.

(TNO) Hình ảnh chụp từ vệ tinh tính tới ngày 5.6 vừa qua cho thấy Trung Quốc đã tăng diện tích Đá Xu Bi đến 74% chỉ trong vòng 2 tháng, trung bình mỗi ngày bồi đắp phi pháp thêm 32.000 m2 trên bề mặt ở đây.

Đá Xu Bi vào thời điểm 17.4.2015 (ảnh trái) so với ngày 5.6.2015 - Ảnh chụp màn hình The Diplomat
Chuyên san The Diplomat (trụ sở tại Tokyo, Nhật Bản) ngày 19.6 đưa tin diện tích Đá Xu Bi đã được mở rộng phi pháp tới 3,87 km2 tính tới thời điểm kể trên sau khi Trung Quốc mở rộng cả chiều dài và chiều ngang ở đây.
Cũng theo chuyên san này, phần đất được bồi đắp theo đường thẳng trên Đá Xu Bi đã đủ dài để xây dựng một đường băng dài hơn 3 km. Cách bồi đắp trên đoạn bề mặt thẳng ở Đá Xu Bi rất giống với cách Trung Quốc đã làm trước đây đối với đường băng đang được xây dựng trên Đá Chữ Thập. Điều này cho thấy Trung Quốc rất có thể cũng sẽ xây dựng đường băng trên cả Đá Xu Bi, theo nhận định của The Diplomat.
Đá Tư Nghĩa, Ga Ven, Châu Viên và Gạc Ma (theo chiều kim đồng hồ) vào cuối tháng 5.2015 (ramp: đường dốc dẫn lên các toà nhà chính) -  Ảnh chụp màn hình The Diplomat
Hành động bồi đắp phi pháp của Trung Quốc trên 4 bãi đá ngầm khác thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bao gồm Đá Ga Ven, Tư Nghĩa, Châu Viên, Gạc Ma hầu như đã chấm dứt. Tuy nhiên, việc xây dựng cơ sở hạ tầng thì vẫn đang diễn ra rất khẩn trương.
So sánh bề mặt của một đoạn đường ở Đá Chữ Thập (trái) trước khi xây dựng đường băng với bề mặt ở Đá Xu Bi (phải) - Ảnh chụp màn hình The Diplomat
Đến nay, trên mỗi bãi đá kể trên đều có một đường dốc bê tông rộng 5 m, dài 40 m dẫn đến một tòa nhà 2 tầng hoặc 3 tầng, vốn được nối với một tòa nhà rộng khác mới xây dựng sau này. Theo The Diplomat, các cơ sở như thế này có thể là nơi ẩn náu của các đơn vị pháo binh cơ động, cũng là nơi trú bão mỗi khi có bão, nước biển dâng cao.
Đá Vành Khăn vào thời điểm 27.5 (ảnh trên) và 9.6 - Ảnh chụp màn hình The Diplomat
 
Lính nữ Trung Quốc "tạo dáng" trên Đá Chữ Thập của Việt Nam bị nước này cưỡng chiếm và bồi đắp phi pháp thành đảo nhân tạo - Ảnh chụp màn hình báo Guardian (Anh) ngày 19.6.2015 trích từ mạng sina.com.cn của Trung Quốc
Tháng 5.2014, Mỹ từng cho biết đã phát hiện 2 đơn vị pháo binh cơ động của Trung Quốc tại một trong những cơ sở được xây dựng phi pháp trên quần đảo Trường Sa, mà theo nhiều nguồn tin thì đó là ở Đá Gạc Ma. Tuy nhiên, Bắc Kinh sau đó đã di chuyển pháo ra khỏi đảo, theo AP.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.