Trẻ ít vận động do cha mẹ
Anh Hồ Thanh Cảnh (ngụ chung cư Lotus Priverside, P.8, Q.8, TP.HCM) có con trai đang tuổi ăn tuổi lớn (14 tuổi), nhưng dạo gần đây con trai anh lại lười vận động trông thấy. Rõ nhất là béo phì, ngồi nhiều, ít giao tiếp, lười dọn dẹp phòng ngủ và làm vệ sinh cá nhân.
Anh Cảnh cho biết có lẽ nguyên nhân từ mùa giãn cách con anh phải ở nhà và không được ra ngoài, đồng thời công việc khiến anh ít khi dành thời gian cùng con tập luyện thể thao. Phần nữa, việc học trực tuyến và chơi game trên điện thoại khiến con chỉ ngồi một chỗ.
“Một ngày của con tôi là chỉ ngồi vào bàn học, chơi game, ăn, ngủ, nếu tính tổng quãng đường di chuyển chắc chưa đến 100 m”, anh nói. Những điều đó làm anh lo lắng về sự thụ động của con và ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tinh thần sau này.
Tham gia các hoạt động thể chất rất tốt cho sức khoẻ |
p.h |
Huấn luyện viên thể thao chuyên nghiệp Nguyễn Trường Sơn cho rằng thực trạng giới trẻ lười vận động hiện nay xuất phát từ những nguyên nhân của thời đại mới. Theo đó, với trẻ em dưới 16 tuổi lười vận động phụ thuộc phần lớn vào gia đình. Cha mẹ lười vận động sẽ kéo trẻ lười vận động theo bởi chỉ có cha mẹ là người hối thúc, tạo điều kiện cho con mình môi trường vận động thích hợp; hoặc có sân chơi nhưng vì cha mẹ bận bịu với công việc nên trẻ không được tiếp cận nhiều với các loại hình sinh hoạt bên ngoài. Trẻ em thành thị thường sống trong những căn hộ nhỏ, mê trò chơi điện tử, không có nhiều không gian sinh hoạt cũng là đối tượng thường lười vận động.
Việc nghiện game và đồ dùng công nghệ cũng góp phần vào việc ít vận động của thanh thiếu niên. Thời gian không vận động càng kéo dài sẽ càng khiến người trẻ càng ù lì, chậm chạp và điều này rất khó thay đổi khi lớn tuổi. Ngoài ra, lười vận động còn làm cơ thể trẻ phát triển không đồng đều về chiều cao, cân nặng.
Bệnh béo phì có nguy cơ gây hại sức khỏe cao. Đây còn là mối lo ngại trong dịch Covid-19. Béo phì có liên quan rối loạn chuyển hóa, khi một bệnh nền trên nền béo phì rất đáng lo ngại. Về lâu dài còn gây ra rối loạn chuyển hóa tiểu đường, cao huyết áp, bệnh lý về tim mạch khi lớn tuổi. Ảnh hưởng hệ xương làm thấp chiều cao, dễ chấn thương khi bị té ngã.
Là huấn luyện viên về thể dục, không ít lần ông Sơn gặp phải trường hợp hỗ trợ khẩn cấp cho những trẻ có tình trạng lười vận động như vậy. “Có lần tôi tiếp nhận huấn luyện cho một thanh niên trong tình trạng quá béo phì, chậm chạp trong suy nghĩ và nghiện game từ nhỏ. Ngoài ra em này còn mất định hướng trong tương lai, không làm việc vì quá lười vận động. Đến khi gia đình tìm huấn luyện viên để tập cho cơ thể em được vận động thì mới dần phục hồi”, ông Sơn nói.
Theo huấn luyện viên Sơn, biện pháp khắc phục trẻ lười vận động không khó, chỉ cần cha mẹ kiên trì, bỏ thời gian đi dạo công viên, đạp xe, chơi cùng con cũng là một giải pháp; hoặc tạo cho con những trò chơi mang tính di chuyển, sử dụng cơ thể và trí óc cũng là một cách dễ thực hiện. Có như vậy mới hình thành ý thức vận động cho trẻ trong thời gian dài.
Hoạt động thể chất rất tốt cho sức khỏe của trẻ |
Lê Nam |
Mắc nhiều bệnh nếu ít vận động
Thạc sĩ, bác sĩ Phạm Ngọc Hiệp, Khoa Nhi, Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP.HCM), cho rằng lười vận động là thực trạng chung ở giới trẻ hiện nay. Nhìn chung cứ 10 trẻ hoặc thanh thiếu niên đến khám tại khoa nhi có 9 trường hợp tình trạng ít vận động. Nguyên nhân ảnh hưởng từ dịch bệnh, yếu tố gia đình và tác động từ các thiết bị điện tử.
Theo bác sĩ Hiệp, tác hại của việc ít vận động là mối nguy về lâu dài cho sức khỏe giới trẻ. Nhiều căn bệnh dễ nhận thấy từ đó như: béo phì, bệnh lý về thần kinh, bệnh về mắt, hiện tượng trầm cảm và tự kỷ…
“Bệnh béo phì có nguy cơ gây hại sức khỏe cao. Đây còn là mối lo ngại trong dịch Covid-19. Béo phì có liên quan rối loạn chuyển hóa, khi một bệnh nền trên nền béo phì rất đáng lo ngại. Về lâu dài còn gây ra rối loạn chuyển hóa tiểu đường, cao huyết áp, bệnh lý về tim mạch khi lớn tuổi. Ảnh hưởng hệ xương làm thấp chiều cao, dễ chấn thương khi bị té ngã”, bác sĩ Hiệp cho biết.
Cũng theo bác sĩ Hiệp, khi trẻ mê các thiết bị điện tử rồi ít vận động về lâu dài sẽ trở thành bệnh lý thần kinh, bệnh về mắt. Khi trẻ lớn lên với bệnh lý thần kinh sẽ làm chậm phát triển trí tuệ, không thông minh, khó phát huy trí não trong công việc. Ngoài ra, việc này làm trẻ ăn uống không đúng thời gian sẽ ảnh hưởng đến dạ dày, việc hấp thụ dinh dưỡng kém, dẫn đến gây suy dinh dưỡng nặng, về lâu dài sức đề kháng chống lại bệnh tật giảm.
Bình luận (0)