Giảm tỷ lệ hút thuốc và phơi nhiễm khói thuốc
Theo Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá (PCHTL), tỷ lệ hút thuốc lá đang có xu hướng giảm trong những năm gần đây.
Các nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy tỷ lệ hút thuốc lá điếu giảm từ 19,9% (năm 2010) xuống 18,2% (năm 2015). Tỷ lệ hút thuốc ở khu vực thành thị giảm đáng kể: từ 23,3% (năm 2010) xuống 20,6% (năm 2015).
Trong 5 năm 2010-2015, tỷ lệ phơi nhiễm với khói thuốc thụ giảm ở hầu hết các địa điểm. Trong đó, tại gia đình (73,1% xuống 59,9%); tại nơi làm việc: 55,9% xuống 42,6%; tại các trường đại học, cao đẳng: từ 54,3% xuống 37,9%; trên phương tiện giao thông công cộng: từ 34,4% xuống 19,4% và tại trường học: từ 22,3% còn 16,1%.
Nhận thức của người trưởng thành về tác hại đến sức khỏe của hút thuốc và tiếp xúc với khói thuốc thụ động tăng, cụ thể: sau 5 năm (2010 - 2015) tỷ lệ người tin rằng hút thuốc gây các bệnh đột quỵ, đau tim và ung thư phổi từ 55,5% tăng lên 61,2%; tỷ lệ người tin rằng phơi nhiễm với khói thuốc thụ động gây các bệnh nguy hiểm cho người không hút thuốc tăng từ 87,0% lên 90,3%.
|
Theo nghiên cứu trên, việc thực thi quy định môi trường không khói thuốc đã đạt những kết quả đáng kể, giúp giảm tỷ lệ người tiếp xúc với khói thuốc thụ động. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn còn cao tại gia đình, nơi làm việc và nơi công cộng, đặc biệt là trong nhà hàng (80,7%).
PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Giám đốc Quỹ PCTHTL đánh giá, việc ban hành và thực thi nghiêm quy định môi trường không khói thuốc tại khu vực trong nhà ở các địa điểm công cộng như quán bar, quán trà/cà phê sẽ giúp làm giảm đáng kể việc tiếp xúc thụ động với khói thuốc. Thực thi môi trường du lịch (nhà hàng, khách sạn, điểm thăm quan…) không khói thuốc đảm bảo người không hút thuốc được hít thở bầu không khí trong lành, giảm các nguy cơ bệnh tật do hút thuốc thụ động.
Bình luận (0)