Ẩm thực
Gánh cháo lòng 80 năm giữa lòng Sài Gòn
Gánh cháo lòng nằm ở 193 Cô Giang, quận 1 đã trải qua ba thế hệ chỉ bán duy nhất món cháo lòng kiểu miền Nam. Đôi quang gánh cũ có từ thời bà nội của chị Chín, thế hệ thứ ba bán cháo lòng vẫn ôm gọn nồi cháo nghi ngút khói như chứng tích lịch sử của một trong những gánh cháo lòng xưa nhất Sài Gòn. Hơn 80 năm trước, bà Nguyễn Thị Có gánh cháo lòng đi rong ruổi khắp đường Cô Giang, Cô Bắc, khu cầu Ông Lãnh (quận 1) để bán món ngon bình dân này. Kế nghiệp gánh cháo lòng là người con gái, bà Lê Thị Út, năm nay 75 tuổi, hàng ngày vẫn ra ngồi bán cháo cùng với cháu ruột của mình là chị Chín.
Ẩm thực
Ngon ngất ngây xôi đùi gà bên hông chợ Bà Chiểu
Quầy xôi nằm bên hông chợ Bà Chiểu này (góc ngã tư Vũ Tùng - Bùi Hữu Nghĩa) có món xôi đùi gà, xá xíu cực kỳ hấp dẫn. Gọi là "quầy xôi" cho khiêm tốn, chứ ở đây có hàng thau đùi gà chiên vàng rươm, xá xíu thơm mềm đủ nạc và mỡ, chỉ nhìn thôi đã thấy thèm. Mở bán từ 3h chiều cho đến tầm 10-11h đêm, quầy xôi lúc nào cũng tấp nập thực khách ra vào. Cô chủ làm không ngơi tay, phải gói sẵn xôi cho kịp bán.
Ẩm thực
Vô Chợ Lớn ghé phố bán đậu phộng
Từ xưa ai cũng biết câu, buôn có bạn, bán có phường. Ở đất Sài Gòn lúc nào cũng dễ dàng tìm thấy hàng trăm phố mua bán những loại hàng hóa giống nhau. Nhưng riêng về món ăn, dám cá nếu nói Sài Gòn có cả một phố bán đậu phộng nấu, đậu phộng rang thì người sành sỏi đất địa này cũng phải ngạc nhiên. Ở góc đường Trang Tử - Nguyễn Thị Nhỏ (quận 6) gần bến xe Chợ Lớn, chúng tôi bắt gặp một phố bán đậu phộng. Trong khoảng trên dưới một trăm mét có hàng chục điểm bán, với đủ dạng thúng rổ, vun đầy đậu phộng. Phố bán đậu phộng này họp chợ từ sáng cho tới tận khuya. Dân bán đậu phộng đa phần không phải là người thành phố, họ từ miệt Trảng Bàng hoặc Đức Hòa - Đức Huệ và bằng đủ mọi phương tiện, họ đưa mỗi món đậu phộng xuống bán, ế đắt gì không biết, đến gần sáng lại quay về quê nhà.
Ẩm thực
Món ngon hủ tiếu Gò Công đã lên Sài Gòn
Nói về món hủ tiếu thì xưa nay, người sành ăn chỉ kể đến các món hủ tiếu của người Hoa du nhập vào vùng đất phương Nam từ mấy trăm năm trước. Không có gì phải tranh cãi về bản quyền của các dòng hủ tiếu mì mà người Việt gốc Hoa đã nắm giữ, nhưng người sành ăn đời nay cũng rất thú vị khi để tâm khám phá về các dòng hủ tiếu đã Việt hóa, trở thành một món điểm tâm ngon và hạp khẩu vị đến mức có thể quên đi gốc cội của món hủ tiếu Tàu. Trước đây, người Sài Gòn biết đến hủ tiếu Mỹ Tho, Sa Đéc và ngày nay, thật ngạc nhiên khi ai đó đã nhìn thấy hủ tiếu Gò Công lên Sài Gòn. Chúng tôi theo sự chỉ dẫn đã tìm đến quán hủ tiếu Gò Công của cô Hiền trên đường Thành Thái (quận 10). Vẻ ngoài của quán không khác các quán ăn bình dân khác, nhưng mùi hương hủ tiếu Gò Công lại thực sự kích thích khẩu vị.
Ẩm thực