Theo chương trình chính thức được thông qua, phiên chất vấn tập trung vào 4 nhóm vấn đề thuộc các lĩnh vực: an ninh, trật tự, an toàn xã hội; xây dựng; GTVT; VH-TT-DL.
|
Tiêu chí lựa chọn 4 nhóm vấn đề chất vấn, theo UBTVQH, là những vấn đề bức xúc, nổi lên trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, được nhiều ĐBQH, cử tri quan tâm; không chất vấn những vấn đề đã có trong nghị quyết về chất vấn và nghị quyết giám sát chuyên đề của QH, UBTVQH trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm chất vấn, đồng thời phải phù hợp với tổng thời gian tổ chức phiên họp chất vấn.
Trong số 4 nhóm vấn đề được lựa chọn thì hơn 90% ĐBQH lựa chọn chất vấn các vấn đề về an ninh, trật tự, an toàn xã hội; nhóm xây dựng 84,71% số ĐB chọn; nhóm GTVT 84,08% ĐB chọn và nhóm VH-TT-DL hơn 70% ĐB chọn.
Đi vào từng vấn đề cụ thể
Chia sẻ với Thanh Niên, nhiều ĐBQH cho biết cả 4 lĩnh vực được lựa chọn chất vấn tại kỳ họp này đều có những vấn đề bức xúc, nổi bật mà cử tri cả nước rất quan tâm nên lĩnh vực nào cũng... “nóng”.
ĐB Nguyễn Thị Mai Hoa, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên - Nhi đồng QH, cho biết lĩnh vực bà quan tâm nhất là an ninh trật tự và dự kiến chất vấn Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm về trách nhiệm của bộ trưởng và ngành công an trong việc phòng chống tội phạm ma túy. Theo bà Hoa, đây cũng là nội dung mà cử tri Đồng Tháp vô cùng bức xúc và đề cập tới nhiều trong các kỳ tiếp xúc cử tri. “Qua việc đăng đàn trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Công an, tôi mong muốn vấn đề phòng chống ma túy sẽ được đặt ra để xem xét một cách nghiêm túc; làm rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước cũng như trách nhiệm cá nhân người đứng đầu bộ, ngành, địa phương; xác định nguyên nhân, làm rõ từng khâu trọng yếu trong công tác phối hợp để có giải pháp phù hợp”, bà Hoa nêu.
tin liên quan
Nhận trách nhiệm rồi sao nữa?ĐB Đinh Duy Vượt (Gia Lai) cho rằng việc quy hoạch và tuân thủ quy hoạch trong xây dựng thời gian qua chưa tốt đã dẫn tới những hệ quả phức tạp, thậm chí gần như không thể khắc phục được. “Chúng ta để nhà cao tầng, chung cư mọc lên san sát nhau thì không gian sống của cư dân ở đó sẽ rất khó khăn. Đặc biệt là không có cách nào khắc phục được tình trạng kẹt xe, hay mưa ngập, ô nhiễm môi trường rồi các nguy cơ hỏa hoạn...”, ĐB Vượt nêu.
Theo ĐBQH tỉnh Gia Lai, hiện nay, nhiều địa phương chỉ chăm chăm điều chỉnh quy hoạch để làm cái A, cái B dẫn đến làm nát quy hoạch và phá vỡ những quy hoạch khác. Do đó, ĐB mong muốn Bộ trưởng Bộ Xây dựng cũng như các thành viên Chính phủ phải có giải pháp để giải quyết, đặc biệt là trong khâu quản lý, không thể điều chỉnh quy hoạch để làm nhà cao tầng hay để diễn ra tình trạng phạt rồi cho tồn tại.
Cùng về lĩnh vực xây dựng, ĐB Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho biết sẽ đề nghị Bộ trưởng Bộ Xây dựng làm rõ việc có hay không lợi ích nhóm giữa chủ đầu tư và người duyệt quy hoạch khi điều chỉnh quy hoạch; việc quy hoạch cả ngàn héc ta cho các khu du lịch kết hợp tâm linh liệu có hợp lý hay không cũng như trách nhiệm của Bộ trưởng trước tình trạng xây dựng sai phép, nhất là những công trình xây dựng trên đất lâm nghiệp, nông nghiệp.
Hậu chất vấn, giải quyết bức xúc của dân
ĐB Đỗ Văn Sinh (Quảng Trị), Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế QH, nêu quan điểm, mục tiêu của chất vấn là phải giải quyết được vấn đề, đi đến cùng vấn đề chứ không phải là tôi được trả lời bao nhiêu, tôi đã trả lời thế nào. “Vấn đề là chất lượng của trả lời chất vấn”, ĐB Sinh nói đồng thời đề nghị để đạt được mục tiêu này thì sự linh hoạt trong điều hành chất vấn là rất quan trọng. “Dần dần, không chỉ chất vấn mà tất cả mọi hoạt động phải đi vào thực chất của vấn đề, chứ không phải qua loa cho xong. Tôi cho rằng quan trọng nhất của chất vấn vẫn là giải quyết được vấn đề dân bức xúc”, ĐB Sinh nói thêm.
Theo ĐB Hoàng Văn Cường (Hà Nội), Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế quốc dân, thực tế cho thấy những bộ trưởng, trưởng ngành nào trả lời thẳng vào vấn đề, chân thực sẽ được ĐB đánh giá cao; còn không nhìn thẳng vào sự thật, không nói thẳng thì các ĐB sẽ chất vấn lại. “Tôi kỳ vọng các bộ trưởng sẽ trả lời thật ngắn gọn, nói thẳng vào vấn đề, kể cả cái gì làm được, cái gì chưa. Bởi nếu bộ trưởng đã nhìn nhận nói ra được thì tất cả chúng ta đều chia sẻ chứ không phải đánh giá, quy kết gì trách nhiệm cá nhân của bộ trưởng”, ĐB Cường nói.
Trong khi đó, ĐB Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) nhìn nhận sau các phiên chất vấn, cũng có ý kiến nói rằng chất vấn như vậy thì “dĩ hòa vi quý”, thậm chí “hòa cả làng” nên vấn đề giám sát hậu chất vấn là rất quan trọng. “Hy vọng rằng sau các phiên chất vấn, các bộ trưởng, trưởng ngành sẽ có sự chuyển đổi tích cực hơn trong chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện để khắc phục những tồn tại, hạn chế được cử tri, ĐBQH nêu ra để người dân có thể tin tưởng hơn. Tôi nghĩ đó là trách nhiệm rất quan trọng của các bộ trưởng sau chất vấn”, ĐB Hòa nói.
Cũng theo ĐB Đồng Tháp này, ngay các ĐBQH cũng phải có trách nhiệm với những chất vấn của mình. “Các ĐBQH sau chất vấn cũng phải giám sát việc thực hiện những vấn đề mà mình nêu ra và bộ trưởng đã hứa thực hiện, giải quyết để báo cáo lại với cử tri. Chỉ khi nào cả ĐBQH lẫn các bộ trưởng, trưởng ngành thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, tạo được lòng tin cho người dân thì hoạt động chất vấn mới mang lại hiệu quả thực sự”, ĐB Hòa nhìn nhận.
Bộ nào nhận được nhiều vấn đề chất vấn nhất?Theo báo cáo mà Tổng thư ký QH gửi đến các vị ĐB, cho đến ngày 23.5, Tổng thư ký QH đã nhận được văn bản của 48 đoàn ĐBQH đề xuất 190 vấn đề chất vấn. Trong các bộ được chọn trả lời chất vấn nhận được lần lượt số nhóm vấn đề như sau: Bộ Công an 17 vấn đề; tiếp đến là Bộ GTVT với 10 vấn đề; còn lại Bộ VH-TT-DL và Bộ Xây dựng mỗi bộ 2 vấn đề.
Trong nhóm các bộ không được chọn trả lời chất vấn, có những bộ nhận được rất nhiều câu hỏi chất vấn từ các đoàn, cao hơn hẳn so với các bộ được chọn. Cụ thể, cao nhất là Bộ Công thương với 29 vấn đề, chủ yếu xoay quanh điều hành giá điện, giá xăng dầu, quản lý thị trường. Tiếp đó, Bộ GD-ĐT nhận được 18 vấn đề chất vấn, chủ yếu xoay quanh sai phạm trong kỳ thi THPT quốc gia 2018. Bộ LĐ-TB-XH nhận được 12 vấn đề, bao gồm trách nhiệm quản lý nhà nước liên quan đến tình trạng xâm hại trẻ em, bảo vệ trẻ em; chính sách với người có công, hộ nghèo... Bộ Tài chính nhận được 12 vấn đề; Bộ Nội vụ nhận được 11 vấn đề; Thanh tra Chính phủ nhận được 10 vấn đề. Thủ tướng Chính phủ cũng nhận được 11 vấn đề chất vấn.
Khi giải trình về ý kiến của một số ĐBQH đề nghị bổ sung chất vấn nhóm vấn đề đối với lĩnh vực công thương, báo cáo của UBTVQH cho biết, lĩnh vực công thương hiện đang có nhiều vấn đề được xã hội quan tâm, nhất là vấn đề liên quan đến quản lý, điều hành giá điện, giá xăng dầu. Trước tình hình trên, Chính phủ đã có báo cáo giải trình gửi các vị ĐB tại kỳ họp, đồng thời chỉ đạo thanh tra việc tăng giá điện; một số nội dung liên quan cũng đã được các vị ĐBQH thảo luận tại tổ về kinh tế - xã hội. Cùng với đó, để bảo đảm cân đối giữa các lĩnh vực được chất vấn nên UBTVQH xin được giữ 4 lĩnh vực chất vấn như đã chọn.
|
Tôi quan tâm đến giá điện và xâm hại phụ nữ, trẻ em
Liên quan đến Bộ trưởng GTVT thì tôi muốn đặt câu hỏi về mấy tuyến đường quanh khu chúng tôi, như đoạn thắt đường Trường Chinh, cả mấy cái ngõ xung quanh. Thủ đô gì mà đường còn xấu hơn ở quê. Lại còn lấn chiếm lòng đường, vỉa hè. Chúng tôi mong các vị ĐBQH phản ánh nguyện vọng của cử tri để các vấn đề bức xúc sớm được giải quyết.
Cử tri Hoàng Thị Hiền (Chi hội trưởng phụ nữ P.Khương Mai, Q.Thanh Xuân, Hà Nội)
Vũ Hân (ghi)
Bảo vệ người chống tham nhũng, tiêu cực
Đối với các vụ án tham nhũng, những cá nhân có hành vi phạm pháp cần phải xử lý nghiêm minh để răn đe, giáo dục chung.
Cử tri Nguyễn Văn Thuyết (ngụ P.1, TP.Bạc Liêu, Bạc Liêu)
Trần Thanh Phong (ghi)
Cần đổi mới về giáo dục phẩm chất đạo đức, tính trung thực
công khai danh tính những người sai phạm trong kỳ thi này, kể cả danh sách 222 thí sinh được nâng điểm để tăng cường sức răn đe. Trong đổi mới giáo dục, trước hết cần đổi mới về giáo dục phẩm chất đạo đức, tính trung thực trong ngành giáo dục, trong lĩnh vực giáo dục.
Về phía lãnh đạo Bộ GD-ĐT, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã nhận trách nhiệm thì cần có hình thức chịu trách nhiệm cụ thể, chứ không thể nhận trách nhiệm chung chung rồi mọi chuyện lại qua như vậy.
Cử tri Đỗ Mạnh Chiến (trú Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng)
Hoàng Sơn (ghi)
|
Bình luận (0)