Phù hợp với khán giả trẻ
Liên hoan Cải lương toàn quốc 2018 sẽ diễn ra từ ngày 5 - 19.9 tại Long An. Gần tháng nay các đoàn tại TP.HCM đã rộn ràng trên sàn tập.
tin liên quan
Thăng trầm cùng cải lương: Nữ triệu phú tuổi 17Anh nói: “Tôi cố gắng làm sao cho ra chất opera VN, với những dàn nhạc, dàn bè công phu. Bởi mình cần tự hào với cải lương của mình, cũng là một dạng opera đó thôi”. Nghe nhạc sĩ Thanh Dũng thử phối nhạc và bè, đã thấy rúng động. Chất cải lương truyền thống vẫn còn đó, nhưng tính hiện đại cũng rất rõ, tiết tấu cũng nhanh hơn, phù hợp với khán giả trẻ. Dàn nhạc gồm 8 cây đàn cổ và 3 cây đàn tân, thêm bộ trống nữa, thật quá kỳ công so với cải lương bây giờ chỉ vài cây đàn, thậm chí chỉ thu sẵn đĩa. Cũng không hề có cảnh mở màn, đóng màn, mà sân khấu chuyển cảnh liên tục với sự điều khiển của dàn máy móc, và nghệ sĩ cũng biểu diễn liên tục không gián đoạn. Cho nên chỉ cần 120 phút là đủ.
NSƯT Vũ Luân dù định cư ở Mỹ 10 năm nay nhưng vẫn về VN để làm nghề. Lần này anh đầu tư vở Hồn của đá, là câu chuyện về hòn vọng phu thật cảm động, vừa phúc khảo xong. Những gương mặt quen thuộc như Trinh Trinh, Tô Châu, Gia Bảo, Minh Dự... đều ca hay diễn tốt, có bi có hài thật duyên dáng và cảm động. Vở diễn gói gọn trong 2 tiếng đồng hồ, không dây dưa dư thừa, tạo cảm giác cải lương rất nhẹ nhàng.
NSƯT Kim Tử Long đầu tư vở Rạng ngọc Côn Sơn, anh đóng vai chính với Trinh Trinh và các nghệ sĩ trẻ. Anh nói: “Thật ra mình cũng không ham hố gì nữa, nhưng dựng vở để các em trẻ có cơ hội thi thố tài năng”. Công ty Hồng Lạc Xuân thì đầu tư cho đoàn Thanh Nga dựng vở Lối về. Công ty truyền thông VHT lại kết hợp Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang (TP.HCM) đầu tư vở Thành phố buổi bình minh, với dàn diễn viên nổi tiếng lấy từ nhà hát như Lê Tứ, Minh Trường, Hà Như, Lam Tuyền, Thy Phương…
Bên cạnh 3 vở của Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang và 1 vở của Hội Sân khấu TP.HCM sử dụng tiền ngân sách, thì số lượng vở xã hội hóa lại nhiều hơn, là tín hiệu đáng mừng.
Bình cũ nhưng rượu phải mới
Trừ vở Tổ quốc nơi cuối con đường của đạo diễn Nguyên Đạt và Những ngọn sóng vô hình của Hội Sân khấu TP.HCM là kịch bản viết mới, còn lại đều là vở cũ. Nghệ sĩ Quốc Kiệt, Phó giám đốc phụ trách nghệ thuật Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang, nhận định: “Vở cũ nhưng cũng mới dựng năm trước thôi, và vì chất lượng nên chúng tôi tự tin hơn. Tuy nhiên công việc cũng không ít, bởi phải xáo trộn diễn viên trong mỗi vở, tập tuồng lại với người mới hoàn toàn. Và phải chỉnh lại cảnh trí, bởi sân khấu ở Long An cao và rộng hơn rạp Hưng Đạo (TP.HCM) bây giờ. Gần như làm mới”. Hiu hiu gió bấc là vở chuyển thể từ truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư đã từng lấy nước mắt khán giả khi công diễn. Tình yêu thời chiến và Ngày ấy họ đều còn trẻ thì kể câu chuyện chiến tranh ngọt ngào và khốc liệt. Còn một lý do nữa, lực lượng nghệ sĩ của 3 đoàn thuộc Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang quá hùng hậu, cho nên phải cố gắng dựng nhiều vở để ai cũng có cơ hội tham gia, như vậy phải gói ghém kinh phí, nếu dựng vở mới thì không đủ tiền.
Có lẽ cũng không trừ một lý do khác tế nhị hơn, đó là những chiếc huy chương. Do quy định của nhà nước, khi muốn phong danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú, Nghệ sĩ nhân dân thì bắt buộc nghệ sĩ phải có bao nhiêu huy chương vàng, bạc... Vì vậy tham dự liên hoan chính là cơ hội gặt hái huy chương. Thế thì phải chọn kịch bản nào an toàn nhất, đã qua thử thách với khán giả. Dù máu nghề tới đâu thì những chiếc huy chương cũng làm nghệ sĩ phải băn khoăn.
Bình luận (0)