Vào thời điểm này, theo bà Vũ Thị Ngọc Dung, Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1, TP.HCM), các trường đang thực hiện công tác hướng nghiệp. Vì vậy bà Dung mong các trường công bố phương án tuyển sinh riêng sớm và nội dung đánh giá năng lực nên có yếu tố đặc thù để phù hợp với yếu tố ngành nghề nhằm tuyển được thí sinh phù hợp.
tin liên quan
Tọa đàm trực tuyến: Đổi mới tuyển sinh đại học ra sao?Trước ý kiến hoài nghi về kết quả học bạ THPT của một số trường ĐH, ông Bình nói rằng trường THPT không đánh đổi một kết quả học bạ không thực chất trong xu hướng nâng cao chất lượng nên mong các trường ĐH yên tâm. Ông Bình cũng đề xuất khi các trường ĐH sử dụng nhiều phương án xét tuyển có thể đánh giá sức học của các em như thế nào, để biết hình thức xét tuyển nào khả thi.
Tương tự, ông Nguyễn Vân Yên, Hiệu trưởng Trường THPT Hùng Vương (Q.5), nói rằng hiện nay các trường ĐH xây dựng phương án xét tuyển phong phú. Có thể soi chiếu độ lệch kết quả học tập của học sinh để có cần thiết phải hoài nghi chất lượng và học bạ THPT hay không?
|
Còn ông Đỗ Vũ Ngọc Trung, Hiệu phó Trường THPT Thủ Đức (Q.Thủ Đức, TP.HCM), cho biết đã làm thống kê phổ điểm năm 2018 của 15 trường phổ thông công lập thì lệch 1,4 điểm so với điểm học bạ. Nghĩa là kết quả kỳ thi THPT quốc gia thể hiện đúng thực tế.
Về công tác hướng nghiệp, ông Bình cho rằng các trường ĐH còn tập trung vào học sinh lớp 12, chưa có chiến lược dài hơi cho học sinh ngay từ lớp 10. Trong khi đó, học sinh cần có sự cọ xát từ sớm để có chọn lựa phù hợp, giúp các trường ĐH giảm bớt sự hao hụt trong giai đoạn đào tạo vì nhiều lý do không phù hợp.
Nhiều trường ĐH mở ngành mới
Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM: Dự kiến xét tuyển 6.500 chỉ tiêu. Năm nay dự kiến sẽ có một số ngành xét bằng điểm học bạ. Đối với cơ sở ở Quảng Ngãi, trường vẫn dành 50% (khoảng 200) chỉ tiêu xét học bạ.
Trường ĐH Việt Đức: Xét khoảng 450 chỉ tiêu cho 7 ngành với 3 phương thức: thi tuyển theo hệ thống đề thi do Viện Khảo thí TestAs cung cấp, được tổ chức vào tháng 5.2019; xét tuyển trực tiếp học sinh giỏi quốc gia và quốc tế các giải nhất, nhì, ba và thí sinh có bằng tú tài quốc tế; xét điểm thi THPT quốc gia với điều kiện tổng 3 môn từ 21 điểm trở lên. Ngoài ra còn có điều kiện về tiếng Anh.
Trường ĐH Duy Tân (Đà Nẵng): Xét tuyển 5.200 chỉ tiêu, 60% theo phương thức thi THPT quốc gia và 40% theo kết quả học bạ. Trường mở thêm các ngành mới gồm công nghệ sinh học, tiếng Trung Quốc và răng hàm mặt. Thí sinh nào trúng tuyển vào trường có số điểm 24 trở lên sẽ được cấp học bổng 100% chương trình du học Mỹ, học tại Trường ĐH Duy Tân.
Trường ĐH Lạc Hồng (Đồng Nai): Tiếp tục xét tuyển bằng 2 phương thức năm 2019: điểm thi THPT quốc gia (40%) và điểm học bạ (60%), với tổng chỉ tiêu là 2.000. Đặc biệt, trường mở thêm ngành mới là quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành TP.HCM: Bên cạnh phương thức xét tuyển bằng điểm thi THPT quốc gia, điểm học bạ, kết hợp kỳ thi năng khiếu với điểm THPT quốc gia, dự kiến có thêm phương thức xét tuyển mới tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực.
Trường ĐH Công nghệ TP.HCM: Dự kiến mở thêm một số ngành mới như logistics và quản trị chuỗi cung ứng, ngôn ngữ Trung Quốc, xét nghiệm y học và điều dưỡng. Dự kiến xét 5.300 - 5.500 chỉ tiêu ở cả 2 phương thức học bạ và THPT quốc gia. Riêng khối ngành sức khỏe, điểm học bạ phải đạt từ 20 trở lên.
Hệ thống giáo dục Đại Việt: Dự kiến năm 2019 sẽ bắt đầu tuyển sinh ĐH với 1.500 chỉ tiêu, ở các ngành quản trị kinh doanh, quản trị khách sạn, công nghệ ô tô, công nghệ cơ khí, dược, điều dưỡng, tiếng Anh. Bậc CĐ khoảng 2.000 chỉ tiêu.
Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM: Dự kiến mở 3 ngành mới, gồm logistics và quản lý chuỗi cung ứng, ngôn ngữ Hàn Quốc và quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống. Trường vẫn giữ nguyên 2 phương thức, xét theo kết quả thi THPT quốc gia (70%) và xét theo học bạ THPT (30%), có một điểm mới là trường thay đổi mã tuyển sinh KTC thành UEF”.
Mỹ Quyên
|
Bình luận (0)