Một giáo sư gửi đơn kiến nghị Thủ tướng vì bị yêu cầu kiểm tra đạo văn

23/05/2018 14:14 GMT+7

Giáo sư Nguyễn Đức Tồn, Viện Ngôn ngữ học, vừa có đơn kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ sau khi bị Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước yêu cầu đơn vị liên quan khẩn trương kiểm tra việc ông bị nghi đạo văn.

Trong đơn, giáo sư Tồn cho biết, chiều 18.5, ông nhận được công văn của Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước qua thư điện tử với nội dung yêu cầu Hội đồng giáo sư ngành ngôn ngữ học khẩn trương kiểm tra việc đạo văn của ông mà dư luận đã phản ánh. Ông hoàn toàn nhất trí và cũng đang rất mong chờ cơ quan chức năng sẽ tiến hành thẩm tra vấn đề được một số báo đưa tin có liên quan đến mình để xác định và kết luận rõ ràng ông có "đạo văn" hay không.
Nhưng cũng theo giáo sư Tồn, đây là vấn đề hết sức hệ trọng, không chỉ liên quan đến sinh mệnh khoa học, sinh mệnh chính trị và nhân phẩm công dân của cá nhân ông, mà còn liên quan uy tín của cả ngành ngôn ngữ học Việt Nam, bởi ông đã từng giữ nhiều chức danh quan trọng trong các cơ quan học thuật của ngành này. Thậm chí, còn liên quan đến uy tín, chất lượng hoạt động của hội đồng chức danh giáo sư các cấp năm 2009, năm ông Tồn được xét phong học hàm giáo sư.
Vì vậy, ông Tồn kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo để đảm bảo việc xử lý được công bằng, khách
Ông Tồn cũng đề xuất nếu cơ quan quản lý nhà nước có chủ trương thẩm tra tư cách khoa học và điều kiện phong học hàm của ông trong tình huống một số phương tiện thông tin đại chúng có phản ánh việc "đạo văn" thì cũng chỉ đạo xem xét tất cả các trường hợp tương tự khác cũng đã được thông tin đại chúng phản ánh đạo văn, để đảm bảo kỷ cương và sự bình đẳng của các công dân trước pháp luật.
quan. Trước hết, ông Tồn kiến nghị thành lập ban thẩm tra bao gồm các thành viên có chuyên môn và đảm bảo sự công tâm, khách quan. Không cử vào ban này những người đã trả lời phỏng vấn trên báo chí quy kết ông "đạo văn" và những người ông đã và đang đấu tranh, lên án những hành vi tiêu cực, có dấu hiệu phạm pháp của họ.
Sau đó, ông Tồn nêu một loạt tên tuổi trong hội đồng chức danh giáo sư ngành ngôn ngữ học mà theo ông, những người này nếu ở trong ban thẩm tra thì kết quả thẩm tra sẽ khó mà khách quan.
Về tài liệu thẩm tra, ông Tồn đề nghị: “Cần phải đầy đủ và đảm bảo tính hợp pháp, trong đó có hồ sơ đề nghị xét phong giáo sư của tôi năm 2009 hiện đang lưu tại Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước phải được niêm phong, đảm bảo đúng hồ sơ gốc để chuyển cho ban thẩm tra, không tùy tiện lấy bất cứ cuốn nào trên thị trường để thẩm định”.
Thời gian và quy trình thẩm tra cần chặt chẽ, tránh sự dồn ép, vội vàng, cần phải đảm bảo thực hiện các công đoạn thẩm tra trung thực, đúng luật định để có kết luận chính xác, đúng người đúng tội, tránh gây oan sai.
Trong đơn, ông Tồn cho rằng việc mình bị tố “đạo văn” cách đây hơn 10 có liên quan tới việc ông đấu tranh với những tiêu cực tại Viện Ngôn ngữ học hồi đó. Giờ đây, do đấu tranh với các hành động tiêu cực của một người đang công tác tại Viện Ngôn ngữ học, ông đã nhận được những bức thư điện tử có nội dung đe dọa ông nếu không dừng đấu tranh sẽ bị tố cáo đạo văn. 

Ông Nguyễn Đức Tồn là nghiên cứu viên cao cấp của Viện Ngôn ngữ học - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, được công nhận và bổ nhiệm giáo sư năm 2009. Trong một thời gian dài, trước khi được bổ nhiệm giáo sư, ông Tồn đã bị "tố" là “đạo văn” của chính các học trò do ông hướng dẫn làm nghiên cứu sinh.

Gần đây, câu chuyện “đạo văn” này lại tiếp tục được xới lên trên nhiều diễn đàn, nhiều phương tiện truyền thông đại chúng. Trả lời báo chí, giáo sư Trần Ngọc Thêm, Chủ tịch Hội đồng Chức danh giáo sư ngành ngôn ngữ học, khẳng định việc ông Nguyễn Đức Tồn "đạo văn" của học trò là có thật. Nhưng năm 2009 Hội đồng chức danh giáo sư ngành ngôn ngữ học vẫn bỏ phiếu thông qua hồ sơ của ông Tồn vì việc đạo văn của ông Tồn là “một sai lầm cũ”.

Trước sự ồn ào này, ngày 17.5, Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước đã có văn bản gửi đích danh giáo sư Trần Ngọc Thêm, Chủ tịch Hội đồng giáo sư ngành ngôn ngữ học, đề nghị hội đồng ngành này khẩn trương kiểm tra và có ý kiến chính thức bằng văn bản về việc này trước ngày 1.6 tới.

Trên cơ sở ý kiến chính thức của Hội đồng Chức danh giáo sư ngành ngôn ngữ học, Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước sẽ xem xét để đưa ra quyết định theo quy định của pháp luật. 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.