Cuộc bầu cử ở quốc gia Đông Nam Á được cho là có quy mô lớn nhất, so với các cuộc bỏ phiếu chỉ kéo dài 1 ngày tại các quốc gia khác trên thế giới, theo hãng tin Bloomberg.
Chủ tịch Ủy ban Tổng tuyển cử Indonesia (KPU) Hasyim Asy'ari cho biết trong một cuộc họp báo ở Jakarta rằng các báo cáo cho đến ngày 18.2 cho thấy 4.567 nhân viên phòng phiếu bị ốm trong khoảng thời gian từ ngày 14-18.2 vì mệt mỏi.
Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin nói thêm rằng "ngay cả 1 người chết cũng là quá nhiều", mặc dù thực tế là số người thiệt mạng đã giảm đáng kể so với cuộc bầu cử trước.
Khoảng 500 nhân viên trạm bỏ phiếu được xác nhận đã chết sau cuộc bỏ phiếu năm 2019. Điều này đã buộc chính phủ áp đặt giới hạn độ tuổi cho tình nguyện viên và bắt buộc kiểm tra sức khỏe trước khi giao nhiệm vụ.
5 triệu tình nguyện viên được trả lương đã làm việc tại 800.000 điểm bỏ phiếu trên toàn quốc trong cuộc bỏ phiếu kéo dài khoảng 6 tiếng đồng hồ vào ngày 14.2.
Theo thống kê, hơn 200 triệu công dân Indonesia đã tham gia bỏ phiếu bầu tổng thống, phó tổng thống và các nhà lập pháp ở cấp quốc gia và địa phương.
Việc vận hành quy trình bỏ phiếu ở Indonesia đòi hỏi các nhân viên phải làm việc suốt ngày đêm để phân phát, đếm và báo cáo số lượng lớn phiếu giấy sau khi đóng thùng phiếu.
Trích dẫn một số kết quả không chính thức từ nhiều cuộc kiểm đếm nhanh, Bộ trưởng Quốc phòng Prabowo Subianto đã tuyên bố chiến thắng trong cuộc đua Tổng thống Indonesia. Kết quả chính thức sẽ được công bố vào ngày 20.3.
Bình luận (0)